Tên lửa A72 - Nỗi ám ảnh của phi công Ngụy

[ẹc]

Giải cứu ốc sên
Staff member
Một loại tên lửa vác vai, Liên Xô trước đây đặt tên là 9K32 Strela-2 (có nghĩa là Mũi tên), Mỹ gọi là SA-7, còn Nato đặt tên là Grail (Mài giũa ?). Quân đội Việt Nam ta gọi là A -72. Loại này dài 1.4m, đường kính 70mm. Nó nặng 9,97kg, khi bắn vác trên vai, tầm bắn A-72 là 500 đến 5500m. Áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, A-72 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay hoặc sức nóng của động cơ trực thăng mà bám, nổ tung.

800px-SA-7.jpg


Tính đến cuối năm 1974, quân đội VNCH ( Ngụy) được Mỹ viện trợ, đã xây dựng được 6 sư đoàn không quân hỗn hợp với tổng số quân lên tới 62.583 tên, trong đó có 6.788 phi công; tổng số máy bay lên tới 1.850 chiếc (tăng 652 chiếc), trong đó có 260 máy bay chiến đấu. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F.5A bằng F.5 E). Có thể nói đó là lực lượng không quân đông và mạnh.

Để đánh trả máy bay địch, A-72 xuất hiện năm 1972, trong chiến dịch Quảng Trị. Tiếp những năm sau đó A-72 đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của Quân giải phóng, đặc biệt trong việc chống máy bay cường kích và trực thăng của Mỹ, Ngụy.

sa-7.jpg


Trong hồi ký của mình, các phi công Ngụy sau 1975 di tản sang Mỹ, Úc, Pháp đều kể chuyện, nhắc tới “ tên lửa tầm nhiệt SA-7A” với thái độ lo ngại, đáng nể.

Tác giả Huỳnh Hữu Nghị, một phi đội trưởng không quân Phi đoàn 213 Ngụy, trong bài “Những trận đánh không tên trong quân sử” viết: “ Pháo binh phòng không của địch quân dày đặc như cây rừng, gồm đủ các loại từ trung liên Tiệp Khắc đến RPD , tới 12ly 8, cao xạ 20, 37, 57, 83ly rồi tên lửa cá nhân SA-7, nhằm ngăn chặn không quân VNCH. Phi cơ trực thăng, vận tải, ném bom, bất cứ loại nào, vào vòng lưới lửa không tan thây cũng nát cánh”… Trong vòng tử địa, chúng tôi nghĩ đến vệt khói xanh của SA-7 nhanh như cắt từ rừng núi âm u phóng lên phi cơ…Chúng tôi bay thấp trên giải mù sương, tránh được tầm ngắm của cao xạ, tuy dễ hứng đạn vũ khí nhẹ, nhưng còn hơn bị lãnh hỏa tiễn SA-7A

Trong bài “Vĩnh biệt Nha Trang” tác giả Vĩnh Hiếu, một sĩ quan không quân Ngụy viết: Tháng 3-1975, tại khu vực đèo Ma-đrăk, phi công Huỳnh Râu điện cho (tổ bay): Hãy tác xạ vào đám rừng bên sườn đồi, đừng vào gần. Coi chừng SA-7! Nghe vậy, tất cả các giác quan của tôi bừng dậy như chạm vào luồng điện. Cách đây 2 tuần, một chiếc của Phi đoàn 219 King Bee vừa lãnh một trái SA-7, loại sát thủ của trực thăng.

Ở bài khác, Vĩnh Hiếu viết: Khoảng 10 giờ sáng (ngày 29-4-1975) Phi đoàn 215 lệnh cất cánh 3 trực thăng võ trang bay vòng quanh phi trường…trước đó 1giờ, một chiếc gunship AC-119 bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 bắn rớt, chứng tỏ địch quân đã tiến sát thủ đô, làm chủ chiến trường…

Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4-1994 thì ở Việt Nam từ 1972 đến 1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi, bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỉ lệ diệt mục tiêu: 8,5%; trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).

Là vũ khí Liên Xô viện trợ, tên lửa A-72 ( SA-7) trong tay các xạ thủ Việt Nam đã phát huy cao kết quả tác chiến. Phải kể đến tên lửa A-72 của Binh đoàn Hương Giang tham gia chiến dịch cuối cùng, tháng 4-1975, bằng một phát đạn A.72, đồng chí Lê Đại Cương bắn rơi tại chỗ một máy bay phản lực F.5E bổ nhào ném bom, bảo vệ đội hình của Binh đoàn tiếp tục tiến xuống phía Nam.

Xạ thủ Nguyễn Văn Thoa, quê thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), biên chế vào đại đội 3, tiểu đoàn chủ lực 172 Phòng không - Không quân, với tên lửa vác vai A72 và đôi chân trần, một mình anh đã bắn rơi 13 chiếc máy bay địch, trong đó có chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ - Ngụy bị lực lượng ta bắn hạ.

DB


(Theo qdnd.vn)​
 
Top