Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc

Có thể nói Bác Hồ là một trong những nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn của dân tộc ta và của cả thế giới. Bác ra đi để lại biết bao tình thương yêu và hối tiếc của toàn nhân loại.
Chúng ta hãy cùng nhau nhớ về Bác!
 
Chúng ta hãy cùng nhắc về tiểu sử của Bác nhé!
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)


Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 3-6-1911(*), Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
 
Di tích Bác Hồ trong Dự án làng hữu nghị Việt - Thái ở bản Mạy, Thái-lan

Trong quá trình bôn ba ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng hai lần đến Thái-lan, tổ chức và vận động Việt kiều góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, với mong muốn phát triển quan hệ hai nước, ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Thái-lan đã phê duyệt Dự án làng hữu nghị Việt-Thái tại Bản Mạy, nơi Người từng sống và khơi dậy lòng yêu nước của cộng đồng người Thái gốc Việt năm xưa.
Thái-lan, một nước láng giềng phía tây của Việt Nam, đã từng là điểm dừng chân của nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong quá trình bôn ba ở nước ngoài để tổ chức và vận động phong trào đấu tranh cách mạng, cũng đã hai lần tới hoạt động ở Thái-lan: Lần thứ nhất từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, và lần thứ hai tháng 4-1930.
Mấy năm gần đây, được sự giúp đỡ của chính quyền cùng các nhà khoa học Thái-lan, nhất là của cộng đồng người Thái gốc Việt, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức nghiên cứu khảo sát để tìm hiểu về các di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất bạn. Bước đầu đã thống kê được một số địa điểm Người đã từng tới ở các tỉnh, thành phố là Băng-cốc (BANGKOK), Phi Chít (PHICHIT), U-đon Tha-ni (UÐON THANI), Noọng Khai (NONGKHAI), Sa-kôn Na-khôn (SAKON NAKHON), U-bon Rát-cha-tha-ni (UBON RATCHATHANI), Mục-đa-hản (MUKÐAHAN), Ăm-nát-cha-rơn (AM NATCHARON), Na-khon Pha-nom (NAKHON PHANOM). Vì thời gian đã hơn 70 năm, nhân chứng trực tiếp hầu như còn rất ít, cho nên kết quả xác định di tích chưa được nhiều, có chăng chỉ còn truyền tụng nhiều dưới dạng phi vật thể những bài thơ ca ngợi Ðức Thánh Trần, những mẩu chuyện về Thầu Chín (tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh) vận động, giác ngộ, tổ chức, giáo dục kiều bào đoàn kết thương yêu lẫn nhau, luôn luôn hướng về Tổ quốc, đồng thời tôn trọng phong tục, tập quán và đoàn kết với chính quyền, nhân dân Thái-lan. Trong số các di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ở Thái-lan, Bản Mạy thuộc huyện Mương, tỉnh Na-khon Pha-nom nổi lên như một điểm sáng, thể hiện khá đầy đủ những nội dung để minh chứng cho những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Hội thân ái, Hội hợp tác, những tổ chức cách mạng tiền thân do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí của Người sáng lập và cổ vũ.
Cho đến hôm nay Bản Mạy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn trong không gian dân tộc học của một làng thuần người Thái gốc Việt đã được thành lập cách đây hơn 100 năm. Ở mảnh đất công trung tâm làng, là ngôi đền thờ Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo được bắt đầu xây dựng từ năm 1898, sau nhiều lần tu bổ, nâng cấp, hiện nay có được vẻ uy nghi đồ sộ như một ngôi đình làng ở Việt Nam.
Bản Mạy có 127 nóc nhà, dân sống bằng nghề làm ruộng (trồng lúa nước), làm vườn, trồng rau, trồng cau, cây ăn quả và buôn bán khắp vùng đông bắc. Ngôn ngữ sử dụng giao tiếp hằng ngày bằng cả tiếng Việt và tiếng Thái. Chúng tôi đã có dịp ngồi nói chuyện với bà con nhiều lần và không khỏi ngỡ ngàng khi nghĩ mình đang ở trên đất Thái.
Trong thời gian về vận động kiều bào ở Bản Mạy, lúc đầu Thầu Chín ở trong nhà ông Võ Trọng Ðài, một quần chúng giác ngộ và hăng hái. Ông Chín khuyên các hội viên trong Hội hợp tác làm một ngôi nhà đàng hoàng để làm nơi sinh hoạt tập trung. Bản thân ông Chín ngoài thời gian đi vận động và tổ chức phong trào yêu nước ở các vùng khác, đã tham gia nhiều hoạt động của Hội hợp tác Bản Mạy như dựng nhà, trồng lúa, đắp đường, đóng gạch... Ông rất nhiệt tình trong việc học tiếng Thái và dạy trẻ em chữ Việt. Ông tham gia các buổi dân làng cúng lễ ở đền Ðức Thánh Trần và trong các buổi tiếp xúc với đồng bào ở đây, Ông đã khéo léo nhắc nhở đồng bào tự hào với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày khánh thành Nhà hợp tác, ông Chín đã cùng mọi người trồng một dẫy dừa dọc theo bờ rào tiếp giáp với đường làng, trồng hai hàng bông bụt từ cổng vào sân Nhà hợp tác và trồng cây khế ngọt ngay đầu hồi nhà. Tháng 11-1929 ông Chín dời Thái-lan về Trung Quốc. Tháng 4-1930 ông có quay trở lại Thái-lan. Nhưng lần ấy ông chỉ tới Băng-cốc, U-đon Tha-ni, không có dịp về Bản Mạy.
Tháng 9-2001, chính quyền tỉnh Na-khon Pha-nom, huyện Mương, xã Nỏng Giạt và bà con cư dân Bản Mạy đã chung góp tiền của, công sức, dựng lại đúng trên nền đất cũ của Nhà hợp tác một ngôi nhà chính ba gian, một ngôi nhà bếp, kho thóc và đang sưu tầm đưa trở về đây những vật dụng sinh hoạt như đúng với thời kỳ ông Chín và các đồng chí của Người đã sử dụng năm 1928 - 1929.
Không chỉ dừng lại ở đây, với thiện ý tốt đẹp xây dựng Bản Mạy thành một biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị Việt - Thái, đồng thời thông qua đây phát triển du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư... từ những năm 1998 - 1999, tỉnh Na-khon Pha-nom đã quyết định di dời cơ quan chính quyền mương (thị xã) về ngay Bản Mạy, với hàng loạt công trình được quy hoạch kèm theo như trường đại học, sân vận động, bể bơi... và đặc biệt đầu năm 2003, Chính phủ Thái-lan đã phê duyệt Dự án làng hữu nghị Việt - Thái với mục tiêu giữ lại không gian dân tộc học làng Bản Mạy, với đền thờ Ðức Thánh Trần, Nhà hợp tác (di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh), đồng thời làm mới một số công trình, trọng tâm là khu Trung tâm thông tin với hội trường, nhà trưng bày triển lãm - thông tin giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước con người Việt Nam, về quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Thái. Bạn cũng có ý định cho dựng lại cả mô hình Nhà sàn Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch, Hà Nội, nhà quê ngoại Bác Hồ ở Kim Liên với tỷ lệ như thật ngay trong khuôn viên Trung tâm thông tin ở Bản Mạy. Trung tuần tháng 6-2003, đoàn công tác của Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam sang làm việc với tỉnh Na-khon Pha-nom và Cục Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thái-lan đã yêu cầu bạn không nên phục dựng các nhà di tích theo tỷ lệ 1/1, đồng thời gợi ý và được bạn hoan nghênh là Việt Nam sẽ tặng hai mô hình hai ngôi nhà nói trên, theo tỷ lệ 1/10 để bạn giới thiệu trong Nhà trưng bày ở trung tâm thông tin.
Việc triển khai Dự án làng hữu nghị Thái - Việt đang rất khẩn trương, nếu mọi việc đều suôn sẻ, đầu năm 2004 tới, ở Bản Mạy (người Thái gọi là Bản Na Jok) huyện Mương, tỉnh Na-khon Pha-nom, cách Băng-cốc hơn 700 km, sẽ hiện diện một địa chỉ văn hóa - du lịch - lịch sử có tầm vóc bề thế, biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Thái-lan, nơi hẹn gặp của mọi tấm lòng của bà con xa quê hương luôn hướng về đất nước và là điểm đến của các bạn Thái-lan ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 

hoanghero

New Member
Tuổi Trẻ của Hồ Chí MInh:
Theo lý lịch chính thức thì Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Nhưng trong một đơn thư xin vào học Trường hành chính thuộc địa gửi Tổng thống Pháp năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892. Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris là sinh ngày 15 tháng 1 năm 1894. Còn theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê nội của ông thì ông sinh tháng 4 năm 1894. Tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin (Đức) tháng 6 năm 1923 lại ghi ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.

Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện Nam Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895. Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ Phó bảng. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), tự là Tất Đạt, còn gọi là ông Cả Khiêm và một người em trai nhưng mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901).
Năm 1895 Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ ông mất (1901), ông được đưa về Nghệ An cho bà ngoại chăm sóc một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội. Khi về sống với cha ở làng Kim Liên năm 1901, ông lấy tên là Nguyễn Tất Thành.

Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Sau khi học xong tiểu học, tháng 9 năm 1907, Nguyễn Tất Thành vào học tại trường Quốc Học, Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

Từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911 ông vào Phan Thiết dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì tại trường Dục Thanh do một số nhân sĩ yêu nước lập ra năm 1907. Sau đó ông vào Sài Gòn.
Truongducthanh.gif
 

hoanghero

New Member
Họat Động Cách mạng ở nước ngòai:
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Mỹ một năm (cuối 1912-cuối 1913) ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917 ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu nước, ông đã gửi "Yêu sách của nhân dân An Nam" gồm 8 điểm bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc tới Hội nghị Hòa bình Versailles đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Ông còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý. Từ đó ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông theo chủ nghĩa cộng sản. Thời gian đó, ông tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, tách khỏi đảng Xã hội. Năm 1921 ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922 ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925 tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.

Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh mà ông là tác giả tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.

Trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một hộ lý Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ngày 18 tháng 10 năm 1926) và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927[1].

Cũng năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng và ông làm bí thư. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên Xô. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc (từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927) tại Bruxelles (Bỉ). Mùa thu 1928, ông từ châu Âu đến Thái Lan với bí danh Thầu Chín tuyên truyền, huấn luyện cho Việt kiều.

Cuối năm 1929, ông rời Thái Lan sang Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất 3 tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương" rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").

Năm 1931 dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.

Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935) và dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935). Theo một số nhà sử học, có tài liệu đáng tin cậy (bằng chứng) cho thấy ông bị buộc đi Liên Xô và bị giam lỏng (hoặc nhẹ hơn là kỷ luật) ở đó do bị nghi ngờ về lý do được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do [2].

Năm 1938 ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
180px-Nguyễn_Ái_Quốc.jpg
 

hoanghero

New Member
TRở về VN:
Ông trở về Việt Nam vào đầu năm 1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu để lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập mặt trận Việt Minh.
Bị giam ở TQ:
Ngày 13 tháng 8 năm 1942 ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của Việt Minh để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc thì bị chính quyền địa phương của Trung hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 và giam hơn một năm trời, trải qua khoảng 30 nhà tù. Nhật ký trong tù được cho là do ông sáng tác vào thời gian này.

Sau khi được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Cuối tháng 9 năm 1944, ông trở về Việt Nam tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa, đứng về phía Đồng Minh chống phát xít Nhật.
 

hoanghero

New Member
GIAI Đọan lãnh đạo:
Ngày 16 tháng 8 năm 1945 Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 đã thành ngày Quốc khánh của nước Việt Nam ngày nay. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I của Việt Nam đã cử ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do ông làm Chủ tịch. Ông trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức danh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (và đảm nhiệm công việc của Thủ tướng).
Khi thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Việt Nam lần thứ hai (1946-1954), ông lãnh đạo Việt Minh đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam bằng cả con đường chính trị lẫn quân sự. Ông ký Hiệp định sơ bộ với Pháp, công nhận nước Việt Nam là một nước tự trị trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp vào ngày 6 tháng 3 năm 1946, nhằm giành lấy sự công nhận quốc tế với nước Việt Nam độc lập. Trong nỗ lực cứu vãn hòa bình và giao hảo giữa hai nước Việt Nam và Pháp, ông sang thăm Pháp và ký với đại diện Chính phủ Pháp, Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, bản Tạm ước (Modus vivendi) ngày 14 tháng 9 năm 1946, nhưng vẫn không tránh được chiến tranh.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam. Cuộc kháng chiến chỉ được kết thúc vào năm 1954 với thất bại tại trận Điện Biên Phủ của người Pháp.

Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, gần với Phủ toàn quyền Đông Dương. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Phủ toàn quyền Đông Dương được chọn là nơi làm việc của Đảng, Nhà nước và nơi ở, nơi làm việc của Chủ tịch nước. Từ đó nơi đây trở thành Khu Phủ chủ tịch, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969). Đây cũng là khoảng thời gian ông có những đóng góp quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Vừa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa là Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam, ông lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong thời gian từ 1954 cho tới khi mất. Ông đã tạo dựng được một chính quyền mạnh và thay đổi lối sống của người dân, với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Nhà nước này đã bị các quan sát viên Tây phương cho là hà khắc và cực quyền. Ông đã nhận trách nhiệm phần mình khi thực hiện sai lầm cuộc cải cách ruộng đất.

Hồ Chí Minh đã tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam vào thập niên 1960.

Về văn chương, trong thời gian bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943), ông đã sáng tác nhiều bài thơ bằng chữ Hán, gọi chung là tập "Ngục Trung Nhật Ký" ("Nhật ký trong tù").
 

hoanghero

New Member
Ảnh hưởng sau khi mất:
Ông mất vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi với di chúc là được hỏa táng và rải tro khắp ba miền đất nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thi hài ông được bảo quản ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội để mọi người có thể đến viếng, tương tự như đối với thi hài Lenin ở Moskva.

Ngày mất của ông ban đầu được Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là ngày 3 tháng 9, về sau này mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.

Năm 1976, kỳ họp Quốc hội đầu tiên sau ngày đất nước được thống nhất đã thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh ông. Tên của ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam đặt cho giải thưởng cao quý nhất dành cho những cống hiến trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ của công dân Việt Nam.

Hình ảnh công cộng
Tại Việt Nam ngày nay, ông được xem là nhân vật chính trong công cuộc giải phóng dân tộc. Đối với nhiều người, ông là một nhà yêu nước vận dụng chủ nghĩa cộng sản vào công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân và đế quốc. Hình ảnh và tượng ông hiện diện tại nhiều nơi công cộng, cũng như trên tất cả các đồng tiền giấy đang lưu hành tại Việt Nam. Tên của ông, tên của thành phố lớn nhất Việt Nam, cũng được đặt cho nhiều công trình công cộng, như đường quốc lộ, quảng trường. Tính giản dị và kiên cường của ông làm nhiều người kính mến và vì thế ông được xem là một danh nhân chẳng những của Việt Nam mà còn của thế giới.

Nhiều người dân Việt Nam yêu quý ông đã gọi ông bằng cái tên thân mật như "Bác Hồ" hay "người Cha già của dân tộc", theo nghĩa tôn kính ông như bậc sinh thành ra mình. Một số gia đình Việt Nam cũng đặt ảnh thờ ông. Một số dân tộc thiểu số Việt Nam, như Vân Kiều, Pa Cô, Kor, đã lấy họ Hồ vì yêu quý ông [3].Tuy thế, nay vẫn còn có nhiều bàn cãi về sự nghiệp của ông. Là một trong những người đưa chủ nghĩa cộng sản đến với Việt Nam, ông là mục tiêu chống đối của chủ nghĩa chống cộng. Đối với những người chống đối, hiện nay chủ yếu sống ngoài Việt Nam, ông là một kẻ tranh thủ thời cơ để giành chính quyền và tạo ra một chế độ cực quyền. Đã có những ý kiến cho rằng hình ảnh của ông đã được sử dụng một cách thiếu khách quan bởi Đảng Cộng sản Việt Nam cho mục đích chính trị.

Là một người lãnh đạo cuộc đấu tranh của Việt Nam giành độc lập khỏi chế độ thực dân Pháp, với chiến thắng quyết định ở trận Điện Biên Phủ, ông được người dân ở những nước thuộc địa trước đây của Pháp, chủ yếu ở Bắc Phi và Tây Phi, kính trọng, và được coi như tấm gương cho cuộc giải phóng tại đất nước họ. Tên ông đã được đặt cho "Đại lộ Hồ Chí Minh" tại thủ đô Luanda, Angola, "Đại lộ Hồ Chí Minh" tại Ouagadougou, Burkina Faso hay "Đại lộ Hồ Chí Minh" (Avenue Ho Chi Minh) tại Maputo, Mozambique.

Ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới, và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [4].

Tuần báo TIME của Hoa Kỳ đánh giá Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20.
 

hoanghero

New Member
Các câu nói nổi tiếng:
* Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập
* Tôi chỉ có một đảng: Đảng Việt Nam.
* Không có gì quý hơn độc lập tự do.
* Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
* Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
* Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
* Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.
* Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
* Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
* Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
* Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi
 

nhocquay

New Member
ngáp...nhóc đọc cái nì xong mệt mún xỉu ^__^ tưởng nhớ Bác đc ùi, chớ mí cái nì có ai nhớ đâu : ( xin lỗi Bác vì cháu ko nhớ tiểu sử của Bác, mô phật, tội lỗi, tội lỗi)
 

hoanghero

New Member
hehe, post bài ở đây là để ai có cần kiếm tư liệu về HCM thì vào đây mà lấy, chứ có ai khùng đâu mà đọc hết, !
 

Shaoran

New Member
<div class='quotetop'>Trích dẫn(hoanghero @ Sep 19 2006, 01:17 AM) [snapback]71253[/snapback]</div>
hehe, post bài ở đây là để ai có cần kiếm tư liệu về HCM thì vào đây mà lấy, chứ có ai khùng đâu mà đọc hết, !
[/b]
very impressive, my friend :> Tư liệu bạn tìm rất đầy đủ, có cả những thứ trong sách lịch sử PT ko có. Where did you get them?
 

hoanghero

New Member
oh có gì đâu tui đi search lại mấy cái web khác thui. Mà thui, nói thiệt cho bít nè: kiếm được trên wikipedia đó, trênđó giống như Bách khoa tòan thư vậy đó ,mu61n cái gì là có cái đó ah!!!!!!!
 

Ngoc Nguyen

New Member
Cherry mới hỏi Ông nội.. quê Cherry cũng ở Nghệ An... cách chỗ Bác đúng 1 cái ao sen.... Vô cùng hãnh diện... :x

Ông còn nói.. ở đó.. các cụ ngày xưa thường dạy cháu rằng.. đất quê ta khô cằn .. nên khó dùng nông nghiệp để làm rạnh danh.,, nên phải lấy học làm gốc , học là con đường duy nhất để rạng danh quê ta... --> không phải nguyên văn,, nhưng ý là vậy !!

Câu đó được khắc trong lăng tẩm/ đền thờ ở Nghệ An..
 
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Đại hội toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp




Có nhiều tư liệu của mật thám cho biết: muộn nhất là vào cuối năm 1918, Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, cũng là ''người Việt Nam đầu tiên vào một chính đảng Pháp''. Qua các buổi sinh hoạt, thảo luận của Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc có dịp quen biết nhiều nhân vật tiến bộ, có tiếng bấy giờ ở Pari.

Tác giả Trần Dân Tiên cho biết thêm: ''Thường thường, ông (Nguyễn Ái Quốc) chỉ làm việc nửa ngày, làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều thì đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị. Tối đến, ông đi dự mít tinh ở Pari. Có rất nhiều cuộc mít tinh...Hầu hết trong những buổi mít tinh này, ông đều phát biểu ý kiến. Vì ông là người ngoại quốc độc nhất trong những nơi này và vì ông có vẻ dễ yêu mến cho nên thính giả thích nghe ông. Ông Nguyễn khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Việt Nam...''.

Báo cáo tổng hợp của mật thám Acnu còn cho biết: ''Nguyễn Ái Quốc hẳn đã tổ chức ở Pari một loạt cuộc họp và dự tính tìm thêm những bằng chứng để biện hộ cho nền độc lập của dân An Nam. Anh ta vận động để được sự bảo trợ của Hội nhân quyền đối với các cuộc họp này, và cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều diễn giả của Hội, trong đó có AnbeSale (Albert Chalaye) và Mariút Mutê (Marius Moutet), nghị sĩ xã hội vùng Rôn. Anh cũng vận động ông Ôlar (Aulars) chủ trì cho một trong những cuộc họp mà anh có ý định tổ chức''.

Thực dân Pháp cũng đã sớm nhận ra những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc không chỉ thu hẹp trong phạm vi cách mạng Đông Dương. Trong báo cáo đề ngày 4-1-1920, mật thám Giăng cho biết: ''Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm chính sách thuộc địa của Anh, của Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Ý. Hôm qua Nguyễn Ái Quốc gặp một người Ái Nhĩ Lan ở đại lộ Cabusin. Người này trao đổi với Nguyễn Ái Quốc về chính sách của Anh ở Ái Nhĩ Lan những biến động xảy ra ở Ái Nhĩ Lan và ở Ấn Độ mà báo chí Anh đã ỉm đi…”.

Đầu mùa đông năm 1920, Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn là đại biểu duy nhất của Đông Dương được cử đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tua.

Phát biểu tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc kịch liệt tố cáo bọn đế quốc đã gây ra những tội ác tày trời đối với nhân dân Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc đề nghị: ''Đảng xã hội cần phải hành động một cách thiết thực để ủng hộ những ngưới bản xứ bị áp bức”, ''Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa...''.

Người yêu cầu ''Đảng phải cử một đồng chí của Đảng để nghiên cứu tại chỗ những vấn đề ở Đông Dương và đề xuất những hoạt động cần phải tiến hành''.

Đại hội tổ chức từ ngày 25 đến ngày 30 - 12-1920. Chiều ngày 29-12-1920, tại Đại hội, 70% đại biểu bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản (QTCS), trong đó có lá phiếu của Nguyễn Ái Quốc.

Nhắc lại bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua, tác giả Alanh Ruxiô (Alain Ruscio) viết: ''Cần phải nói rằng vấn đề thuộc địa chỉ mới được bàn tới một cách rất yếu ớt và khá hiếm hoi trong thời kỳ có cuộc tranh luận lớn năm 1919-1920. Chỉ có một ngoại lệ, nhưng nó lại có tầm cỡ, đó là một thanh niên có ánh mắt sáng ngời mà báo cáo của Đại hội đã giới thiệu là “đại biểu của Đông Dương”. Hồi đó nhiều người đã biết đến tên Anh là Nguyễn Ái Quốc. Anh đã nói gì? Anh nói: ''Chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế III có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa''.

Khi đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua, tác giả D.E. Ruđôi trong cuốn Sự đoàn kết chiến đấu của những người cộng sản Pháp với Việt Nam anh hùng, xuất bản năm 1978, trang 22 có viết: “Trong tham luận tại Đại hội, Hồ Chí Minh, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Pháp, người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã bày tỏ nguyện vọng và khát khao của các dân tộc Đông Dương. Bản tham luận của đồng chí đã được các đạl biểu Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh. Đại hội Tua đã thông qua Nghị quyết với yêu cầu trao trả nền độc lập cho các dân tộc đang sống dưới ách thuộc địa của Pháp, xác định nhiệm vụ của những người cộng sản trong cuộc đấu tranh để thực hiện Nghị quyết''.

Hoạt động gần 3 năm với Đảng Cộng sản (ĐCS) Pháp, trong bất cứ cuộc họp, tiếp xúc nào, Nguyễn Ái Quốc cũng đề cập đến vấn đề thuộc địa. Trên các bài báo, các trước tác của Người đều dẫn dắt người ta trở về với vấn đề các dân tộc bị áp bức. Bằng những hoạt động đó, “Nguyễn Ái Quốc đã gieo hạt giống cách mạng khắp bốn phương trời'', đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi của các dân tộc thuộc địa.

Khi viết về những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với ĐCS Pháp, nhà sử học SPhuôcniô (Charles Fourniau) nhận định: ''Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống chủ nghĩa thực dân, một truyền thống làm vẻ vang cho Đảng cộng sản Pháp...Vậy thì hẳn rằng người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sau đó phải được coi là một trong những người thầy của Đảng Cộng sản Pháp về những vấn đề thuộc địa''.

Đại hội Tua đánh dấu bước chuyển biến căn bản sang đường lối cách mạng vô sản của những người xã hội cánh tả, đặt cơ sở ra đời của ĐCS Pháp. Về thời điểm chính thức ra đời của ĐCS Pháp, cho đến nay còn những ý kiến khác nhau. Nhưng điều có thể khẳng định là tên “Đảng Cộng sản Pháp” chưa chính thức được công bố ngay sau khi Đại hội Tua bế mạc. Bản tuyên ngôn của Đại hội Tua vẫn ký tên ''Đảng xã hội (Phân bộ Pháp của QTCS)”.

Bản tuyên ngôn của Đại hội Tua hiện được lưu giữ tại Kho lưu trữ quốc gia Pháp. Chúng tôi xin trích giới thiệu một số đoạn trong Tuyên ngôn: 'Chính là nước Pháp làm thuê, nước Pháp vùng lên chống chế độ tư bản, chế độ của chiến tranh và phá sản, chế độ của cướp đoạt, bóc lột và nô dịch, chính là tất cả nước Pháp chiến đấu đi với chúng ta; chính là nước Pháp ấy, phối hợp với các phân bộ Quốc tế cộng sản, sẽ bảo vệ hoà bình, quyền dân tộc và cách mạng bị bọn đế quốc đe dọa. Bọn chúng che giấu lợi ích giai cấp sau tấm bình phong quốc phòng...''.

''Hãy làm cho Đảng trở lên vĩ đại; hãy làm cho Đảng mạnh lên và có kỷ luật...Hãy làm cho Đảng, một khi tham gia Quốc tế (cộng sản), vùng đứng lên sau cuộc cách mạng lần thứ nhất của các cuộc đại cách mạng xã hội, sẽ xứng đáng với quá khứ của mình, xứng đáng với Ba bơp (Baboeuf), xứng đáng với những chiến sĩ tháng sáu 1848, xứng đáng với Công xã Pari, xứng đáng với Giô rex (Jaurès), xứng đáng với tương lai huy hoàng đang hiện ra trước mắt chúng ta !”.

Tuyên ngôn kêu gọi các đảng viên xã hội Pháp hãy coi đây là “mệnh lệnh tối cao của những người vô sản Pháp” và kết thúc bằng hai khẩu hiệu:

“-Chủ nghĩa xã hội cách mạng Pháp muôn năm !”

“-Quốc tế cộng sản muôn năm !”.
 
Nói và viết với phong cách Bác Hồ


Cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam, tất cả những người làm báo, những người đọc báo, quan tâm đến báo chí Việt Nam đều nhớ đến một con người, một cái tên - vĩ đại mà thân quen - Hồ Chí Minh - người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn có thể học tập từ nhiều điều từ sự nghiệp làm báo - làm cách mạng của Bác; vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của tình người và ánh sáng của những tinh hoa văn hoá toả ra từ khối lượng đồ sộ những tác phẩm, bài nói, bài viết của Người…


Học viết và học nói


Trong rất nhiều điều Bác Hồ mong muốn các cán bộ cách mạng phải rèn luyện, có điều Bác mong muốn mỗi người đều phải học viết; học nói. Đối với Bác, tiếng Việt là của cải lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc, “chúng ta phải giữ gìn nó, Quý trọng nó, làm nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Học viết học nói cũng không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ tuyên truyền, trong đội ngũ những người cầm bút mà cũng là điều cần thiết đối với mọi người, từ các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường…


Trong sự đa dạng và phong phú của những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, có thể rút ra những nét chung nổi bật nhất của phong cách diễn đạt mà Người đã thể hiện suốt cuộc đời mình, một phong cách mẫu mực cho cả hiện tại và tương lai.


Đối với “nhà báo” Hồ Chí Minh trước hết cần xác định rõ chủ đề đối tượng, mục đích của việc nói và viết từ đó mới có thể tìm cách nói, cách viết cho phù hợp nhất mới chủ đề, với đối tượng để đạt được mục đích đề ra. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trong bài Cách viết; trong bài nói tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ hai; bài nói tại Hội nghị tuyên truyền miền núi (1958), cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh chúng ta đều thấy Người nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: Nói, viết cái gì? Nói, viết như thế nào? Chủ đề, đối tượng, Mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với chủ đề, đúng đối tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết.


Giản dị và sâu sắc

Bác Hồ đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng Việt Nam, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế… trong chủ đề bao trùm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người nói và viết cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ những đại biểu cao nhất của chủ nghĩa thực dân đề quốc; nhân dân các nước thuộc địa; nhân dân và Đảng Cộng sản các nước anh em; những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế giới… và nhiều nhất là cho đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam với dân tộc, tôn giáo, trình độ khác nhau. Với mỗi đối tượng cụ thể, trong những văn cảnh cụ thể, Bác Hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp nhất. Nếu đối tượng là người phương tây, Bác có cách viết rất “Tây”, sâu xa, châm biếm, hài hước, ý nhị…Với nhân dân Việt Nam, Bác lại nói và viết rất giản dị, Mộc mạc, nhiều khi có vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc với số đông mọi người. Với những nhà tri thức uyên bác, Người lại bàn về những lời răn dạy của các bậc tiên hiền, bàn về những vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ thuật…


Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xướng hoạ thơ đường với các vị khoa bảng hay với các đồng chí Trung Quốc nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có điều kiện học nhiều chữ, Người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào…Chân biếm kẻ thù thì sâu cay “như những ngon roi quất mạnh vào mặt bọn chúa tể ở pháp và các nơi khác…Đối với các đồng chí cán bộ đảng viên, bác lại hài hước nhắc nhở nhẹ nhàng bằng những hình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ mãi như nhắc nhở mọi người tiết kiệm mà lẫn lôn chữ nghĩa để tiết kiệm biến thành tiết canh…


Người làm tiếng Việt thêm phong phú

Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ Tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân Việt Nam, Nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp lý, sãng tạo… “Người còn làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ mới, từ rút ngắn như Vùng trời, Giặc đói, giặc dốt…


Nhà báo nổi tiếng U.Bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bầy được những vấn đề phức tạp”. Hình ảnh đoàn quân đội viễn chinh Pháp bị nhốt váo đáy mũ của Người minh hoạ cho cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ lúc nên đến đỉnh cao là một ví dụ rõ nét nhất…


Một nhà báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện: “Hồ Chí Minh đã gạch tất cả những công thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa. Người không đồng ý câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn toàn”.


Sự phong phú trong cách thể hiện của Bác Hồ khi nói và viết làm chúng ta nhận ra những đặc trưng trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh. Đó là:


- Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”…


- Ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng.Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.


- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại.


Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ, trước hết phải học cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác Hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ…(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường giản dị hoá mọi vấn đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị, trong sáng của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ…


Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi.. Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng to….


Sinh thời Bác Hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói. Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những phẩm giá của mình.
 
Top