Một bài thơ có những... 8 cách đọc của tác giả bí ẩn

Drababy

New Member
Có một bài thơ rất kỳ lạ, tựa đề là "Cảnh xuân". Bài thơ đọc ngược, đọc xuôi, cắt đầu, cắt đuôi từng câu mà vẫn cực hay. Đọc "Cảnh xuân" ngay và kiểm tra xem có đúng là 8 cách đọc không nhé!!

Bài thơ này do ông Hồng Sơn giới thiệu là do câu lạc bộ thơ trào phúng Hà Nội sưu tầm được.

Cảnh xuân
Cách đọc thứ nhất là đọc xuôi, bình thường:
"Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười".
Đến cách đọc thứ hai, là đọc ngược từ phải sang trái và từ dưới lên:
"Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta"
Cách đọc thứ ba, là đọc xuôi như cách đọc thứ nhất, nhưng mỗi câu thơ bỏ hai từ đầu:
"Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười"
Cách đọc thứ tư, là đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới đọc lên, mỗi câu thơ lại bỏ hai từ cuối:
"Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta"
Cách đọc thứ năm là đọc ngược từ phải sang trái, mỗi câu bỏ ba từ đầu:
"Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân"
Cách đọc thứ sáu, là đọc xuôi, mỗi câu bỏ 3 từ cuối:
"Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai"
Cách đọc thứ bảy, là đọc xuôi, mỗi câu thơ bỏ bốn chữ đầu:
"Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười"
* Còn cách đọc thứ tám, là đọc ngược từ dưới lên, mỗi câu lại bỏ bốn từ cuối:
Bóng thướt tha
Tiếng ngân nga
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta"
 

Drababy

New Member
Bài zay mà la quợn,không biết làm gì =.= người viết ra cũng là người nghĩ ra cách đọc,nghĩ cách dọc rồi mới ngồi viết,chính xác là thế,cách làm thơ của người đó thực sự vượt qua tưởng tượng của rất nhiều người òi....1 thi nhân tuyệt vời...
 

Kumiho

Never die
thì cả ngày ko làm j` mới có time mần thơ chứ sao. cỡ như tui sáng đi học, chiều đi dạy thì thời gian đầu làm thơ. chưa kể fải làm 1 bài đọc kiểu nào cũng dc nữa.
 

Drababy

New Member
Thi sĩ bỏ cảng ngày để viết thơ,không gọi đó là thời gian rảnh,mà đó là thời gian người ta tư duy,đừng nhìn theo cách của bà,không phải ai không làm gì giống mình cũng là rảnh
 

Kumiho

Never die
thì đấy. các ông thi sĩ j` đấy đâu có đi làm nên ở nhà cả ngày là rảnh rồi. trong lúc mí ổng tư duy vẫn có thể làm việc khác mà. với lại đâu có ai ép ổng h này phải làm việc này, h khác làm việc khác. mấy ổng thích tư duy lúc nào chả dc.
 

Drababy

New Member
Thôi,nói như bà bài đó vô giá trị òi,cũng như truyện Kiều hay các tác phẩm khác,Nguyễn Du quỡn quá,không có gì làm nên viết ra được ^^
Trong lúc mấy ổng tư duy thì không thể làm việc khác được,điều đó gần như chắc chắn,nếu có làm cũng hư bột hư đường àh.Mấy ổng tư duy lúc nào chả được cũng không đồng nghĩa với rảnh,mà sao người đời cứ hay nghĩ nhà thơ rảnh nhỉ...?
 

Kumiho

Never die
theo tui là mấy ông nhà văn, nhà thơ j` j` đó là wỡn nhứt gòi. chả fải cực khổ j` hết ráo. có ý tưởng thì cứ tuông trào thôi (còn nếu ko có thì khoảng thời gian đó ko gọi là rảnh chứ gọi là j`). nếu ko viết dc thì chuyển wa làm nghề khác. wá đã :union-87:
 
Top