[Thảo Luận] Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

beoandlun

Active Member
NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ VIỆT NAM

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Phạm Duy (Tình ca, 1953)​
Trích
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Với tư cách là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ nói chung và ngôn từ tiếng Việt nói riêng chịu sự chi phối to lớn của văn hoá giao tiếp của người Việt, vì thế một sự tìm hiểu về nghệ thuật ngôn từ Việt Nam rất cần chú ý đến văn hoá giao tiếp.Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm : thích thăm viếng, tính hiếu khách. Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Đã từ rất lâu rồi, tiếng việt là một nét đẹp riêng, mang bản sắc riêng của người Việt Nam. Hôm nay, học quân sự bài Chiến lược "diễn biến hòa bình", Lúc thầy nói đến phần văn hóa ngày càng bị mai một mà thế vào đó là những văn hóa và lối sống tự do của phương tây:( Lớp trẻ hiện nay hầu như không biết giữ gìn cái nét đẹp đó.

  • hum ghet' nhung da^n nge an sê'n 0`m

  • 01-05-2010 07:42 AM
    pYn kut3

    lạ la` da^n nge^ an na`k



  • 29-04-2010 03:31 PM
    pYn kut3

    huM ghe't muk na`k
    da^n qtrY xy tyn le'm le'm
Và nhiều nhiều chỗ khác... như trong các bài hát cũng vậy, một đoạn mượt mà tiếng việt đang hay thì chêm ngay một đoạn tiếng anh, có bài lại lẫn cả tiếng hoa. Khiến người nghe cảm thấy rất bức xúc:(
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd : tiếng Việt ),
Vậy đấy! Mình không đồng ý với cách suy nghĩ của một số bạn trẻ hiện nay nên mở topic này cho mọi người thảo luận. Nói về những nét đẹp của ngôn ngữ Việt Nam (có thể các thứ khác thuộc văn hoa Việt Nam).
Theo bạn thì ở lứa tuổi mình thì nên làm những gì để giữ gìn những gì đẹp đẽ nhất của đất nước mà chúng ta đang nắm giữ??? Để cho con cháu nhiều nhiều đời sau vẫn mãi tự hạo về truyền thống văn hóa dân tộc ta:)
 

Kumiho

Never die
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Đề cập nhiều đến bão hòa nhưng tụi đầu trâu, óc lợn đó không thấm được một chữ nào. Chán ...
 

Miami

Anais Ruan
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

nhiều khi đọc muốn lòi mắt mà không hiểu tụi nó viết cái chi chi :((:(( không những viết sai chính tả, mà còn viết hoa bừa bãi.. thay chữ bằng số đủ kiểu ... nổ mắt!! #-o

Nói thì kêu mình là cổ hủ, bà già ông già... ko thèm nói nữa :((
 

Kumiho

Never die
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Bạn tao, đứa nào nhắn tin cho tao mà thay chữ "i" thành chữ "j", tao không thèm reply tin nhắn đó :))
 

[ẹc]

Giải cứu ốc sên
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

.... ọc .... vậy thì ẹc thường xuyên, bấm chữ j nhanh hơn chữ i nhiều :">, tiết kiệm thời gian mà ta :D
 

Miami

Anais Ruan
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Hồi xưa em cũng bấm vậy... nhưng mà lại không thích kiểu bấm đó lắm, nên sau 1 time cái em bỏ :banhbao32:
 

Kumiho

Never die
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Cực kì căm ghét kiểu type đó. Nhìn bựa không chịu nổi. Trong bảng chữ cái Tiếng Việt có chữ "j" sao :puke!
 

Miami

Anais Ruan
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Ku bình tĩnh mày :))

còn cái vụ mà đổi chính tả, chẳng hạn : "mình" = "mềnh" , "tình yêu" = "tỳnh êu" .... =)) hài dã man :-q
 

beoandlun

Active Member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Cái vụ "j" và "i" thì trên điện thoại có thể bỏ qua, vì nhanh. Nhưng một số lại áp dụng cho vi tính:( Nút "i" to đùng mà không chịu bấm, thì muốn bấm "j" cho nó teen:)) nhìn thấy ghét!
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt


Thế giới và Việt Nam
03:16' PM - Thứ năm, 14/05/2009

Giáo dục bằng tiếng Việt - Cuộc chiến hai ngàn năm
14/05/2003 03:51' PM
Giao_duc_bang_tieng_Viet-Cuoc_chien_hai_ngan_nam-90x0.jpg
Chúng ta là người Việt, nói tiếng Việt, học tập, làm thơ, làm toán và viết luận án khoa học bằng tiếng Việt - điều đó có vẻ đương nhiên. Thực ra thì không phải thế...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…

Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là Tiếng Anh.
Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng rong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.
Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam... Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.
Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp là khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp.
Bác Hồ và thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”? Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ!
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của nhà nước. Các trường học phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nguồn: Thế giới và Việt Nam
Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Monday, 12. February 2007, 17:23:30
Tôi
Có những văn bản tiếng Việt người đọc không đủ kiên nhẫn để hiểu. Không phải vì ý nghĩa mà chỉ vì họ không biết liệt nó vào loại ngôn ngữ nào.

Đoạn trích dẫn trên là đoạn giới thiệu của bài viết "Thương quá tiếng Việt ơi" mà tôi đọc được trên báo điện tử vietnamnet chiều nay. Đúng, đúng thật. Có những văn bản, không thường thì là những bài viết bằng tiếng Việt thì đúng hơn là những văn bản mà ít nhất là tôi không thể hiểu được. Tôi thường nghĩ rằng tôi lạc hậu vì không hiểu những dòng chữ ấy nhưng hôm nay thì tôi có thể chắc chắn rằng không chỉ có mình tôi không-thể-hiểu chúng. Tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp, tôi không bao giờ băn khoăn về điều ấy. Tôi thường vô cùng khó chịu khi đọc những bài viết bằng tiếng Việt không dấu trên các blog Yahoo bất kỳ blog nào khác. Thường thì tôi bỏ qua bất kỳ bài viết nào khi thấy bài viết được viết bằng tiếng Việt không dấu, tôi không đủ kiên nhẫn để ngồi dịch họ viết gì trừ khi bài viết đó của những người bạn thật sự quan trọng. Có thể bạn bảo tôi cổ hủ nhưng không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là cả việc viết tiếng Việt có dấu.

Tôi không phải là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học nhưng qua những trang web mà tôi đã đọc về ngôn ngữ cũng có thể hiểu rằng để tạo thành ngôn ngữ và chữ viết mà chúng ta đang dùng hiện nay cũng không phải là điều đơn giản. Ngoài ra cũng phải kể đến công sức của cha anh, những người đi trước đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc hay cũng chính là bảo vệ ngôn ngữ, chữ viết thân yêu của chúng ta. Tôi cũng tự hào lắm khi dân tộc mình có ngôn ngữ và chữ viết riêng. “Người Việt nói như hát” đó là nhận xét của nhà ngôn ngữ học người Italia A. Pazzi đã được viết trong một cuốn sách. Vì sao ư? Vì tiếng Việt có nhiều thanh âm, khi nói lên nghe trầm bổng giống như hát vậy. Thông tin này tôi biết được khi đọc phản hồi của 1 độc giả có tên Hùng Lân trong danh sách các phản hồi của bài viết "Tiếng Việt đang thay đổi...". Thật là một thông tin rất hay về tiếng Việt mà tới giờ tôi mới biết.

Và tiếng Việt đang thay đổi thật. Chỉ đơn giản như việc tôi đôi khi viết một vài từ tiếng Anh trong bài viết toàn tiếng Việt mà không hề mảy may suy nghĩ gì. Đó có phải là lai căng không? Không, đó là trào lưu thì đúng hơn. Tôi không hề ý thức được khi mình viết những từ tiếng Anh trong câu toàn tiếng Việt. Giả dụ như câu: "Tôi đang đọc comment đây". Cá nhân tôi luôn mặc định rằng những công dân @ đọc blog của tôi là có thể hiểu được nghĩa từ "comment" là lời bình luận. Đấy là từ đó còn đơn giản thôi, chứ có những từ phức tạp hơn mà 1 kẻ không giỏi tiếng anh lắm như tôi phải tra từ điển khi đọc một bài viết hay một phản hồi bằng tiếng Việt pha lẫn tiếng Anh. Và đấy cũng là chỉ là tiếng anh thôi nếu mà là tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật... hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác thì tôi cũng đành chịu. Bạn thấy không? Đôi khi viết một ngoại ngữ khác cũng gây khó khăn và khó chịu cho người đọc.

Có người cũng cho rằng chúng ta đang mở cửa, chúng ta đang hội nhập vì thế chúng ta cũng "nhập khẩu" luôn tiếng Anh hay các ngôn ngữ nước ngoài khác vào văn nói hay văn viết để làm phong phú hơn tiếng Việt. Khoan hãy đề cập tới văn nói vì đấy cũng là một đề tài "khổng lồ" đáng bàn luận. Với cá nhân tôi việc sử dụng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác với các từ ngữ đơn giản, phổ biến như các câu chào hỏi, các từ hay được dùng trong thế giới mạng như comment, blog, entry.. vào bài viết là có-thể-chấp-nhận-được nhưng cần phải hạn chế tới mức tối đa. Tôi không biết nó ảnh hướng tới tiếng Việt theo chiều hướng nào nhưng chắc chắn là nó đang làm thay đổi tiếng Việt của chúng ta. Tôi đã từng xem một chương trình ti vi và được biết rằng các ngôn ngữ khác nhau qua các thời kỳ lịch sử đều có thay đổi. Rất hy vọng rằng việc sử dụng các ngôn từ ngoại nhập không làm xấu đi tiếng Việt. Vấn đề này rất cần sự lên tiếng của các nhà ngôn ngữ học để chúng ta có thể hiểu rõ và sâu hơn về sự tác động của các ngôn ngữ "nhập khẩu" tới sự trong sáng của tiếng Việt.

Sử dụng các từ ngữ ngoại nhập trong các bài viết trên website hay blog cá nhân chỉ là một góc nhỏ của sự thay đổi trong tiếng Việt. Điều luôn làm tôi khó chịu, dị ứng, hay tức giận với những ngôn từ méo mó kiểu: “Hum nai mai coa rui hok” hoặc “ iem cun hun mun thie doa, tai noa cu true iem muh...”. Bạn có hiểu nghĩa của các câu ấy không? Tôi thì tôi chịu rồi. Thậm chí tôi còn chẳng thèm muốn hiểu nghĩa của chúng nữa. Các câu từ kiểu như vậy đang tràn ngập trong các cuộc chát, trong các blog, diễn đàn...và có cả trong các bài văn trên lớp nữa đấy bạn ạ. Các thầy cô giáo đang cảnh báo rằng học sinh bây giờ sử dụng cả những ngôn ngữ tán gẫu thường nhật trong các cuộc chát vào các bài tập làm văn trên lớp. Thầy cô đôi khi không hiểu mà thật ra thì hiểu làm sao được với ngôn ngữ như thế. Tôi thấy rằng cần phải cảnh báo với các bạn về sự "đi xuống" của tiếng Việt. Nếu tôi, bạn hay những 9x, 8x khác thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ như thế thì trong tương lại tiếng Việt vốn giàu đẹp của chúng ta sẽ đi về đâu?

Tôi tự thấy rằng mỗi chúng đều là một phần quan trọng của tiếng Việt. Hãy cùng nhau bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách không sử dụng tiếng Việt không dấu, viết tiếng Việt có dấu trong bất kỳ bài viết, hồi ý kiến, diễn đàn, các cuộc chát...Với các phần mềm nhỏ gọn như Unikey hoặc Vietkey bạn có thể dễ dàng viết tiếng Việt có dấu. Viết tiếng Việt đúng chính tả và ngữ pháp. Không sử dụng các từ ngữ bị bóp méo khiến người đọc không thể hiểu nổi kiểu như: hok, mài, nài, noá, thíe, nì, lém... Hạn chế sử dụng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác trong các bài văn bằng tiếng Việt. Và... bạn có ý kiến gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không? Hãy cùng thảo luận tại đây nhé.
Pham lâm blog
 

Kumiho

Never die
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Đã gọi là văn hoá cho Tiếng Việt thì xin đừng biện minh là "i" thành "j" cho nhanh. Tôi nói thật, tôi biết nhiều người trong này có tật đó lắm. Bệnh!
 

beoandlun

Active Member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

Đã gọi là văn hoá cho Tiếng Việt thì xin đừng biện minh là "i" thành "j" cho nhanh. Tôi nói thật, tôi biết nhiều người trong này có tật đó lắm. Bệnh!
Ai nhỉ? ;)) Mà Kumiho là con "gấy" hả? :D
Cứ tưởng thằng nào cùng tuổi chứ:p
Ai chứ mình thì không bao giờ. Điện thoại có phím "i" to đùng, thì bấm "j" làm gì???:-q
 

Kumiho

Never die
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

@ beoandlun: con "gấy" là cái con quỉ gì :| Sinh vật mới được phát hiện à :|
 

Miami

Anais Ruan
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

@ Ku : bình tĩnh :"> hạ hỏa nào :"> giỡn đó :">

@beo: cậu này post bài khí thế mà ghi chữ ko có nghĩa vậy là sao? :((

tiếng Việt xài cho ra tiếng Việt đàng hoàng thì có cảm tình hơn... tò mò muốn xem các bé kia khi đi làm mà ghi cv xin việc sai chính tả nhoe nhoét thì thế nào nhở? :> :-"
 

nick_iloveyou

Super Moderator
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

chữ viết làm sao thì con người bị đánh giá như vậy thôi, kiểu ngứa mắt với các em là chính chứ chả làm gì được. tự bản thân nhận thức mới thấm chứ củ khoai có bị chửi thì vẫn trơ thôi mà.
 

[ẹc]

Giải cứu ốc sên
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

@beoandlun: haiz, ai bảo sài điện thoại chữ "i" to hơn chữ "j" ???, bàn phím có chữ "i" ngang với chữ "j" là loại phím qwety gì đó :-" , anh nhà nghèo, sài cái phone từ thập niên 90 thì làm sao có dạng phím đó ta.
@Ku: tưởng gì, trước h có khi nào Ku dịu dàng tình cảm với anh đâu :)) bây h thêm cái dzụ i với j thì nhằm nhò gì đâu :D hehehe.
 

Miami

Anais Ruan
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

=))

Ku ơi tao chữ xấu nhưng viết đúng chính tả, có điều viết tắt thui à :">
 

[ẹc]

Giải cứu ốc sên
Staff member
Ðề: Ngôn ngữ Việt - Văn hoá Việt

@Ku: xì, ai thèm :-"
@Miami : nhớ viết CV thì viết tắt nhá, người ta đánh giá cao khả năng tiết kiệm giấy và thời gian của em lắm đó.
 
Top