Hướng dẫn phiên âm tiếng nước ngoài

Các bạn trẻ chúng ta dĩ nhiên là thích dùng từ tiếng Anh hơn. Tuy vậy với các thứ tiếng khác nếu ghi nguyên từ gốc , chắc chắn sẽ có sự nhầm lẫn. Vd : HLV trưởng đội tuyển Đức tại Euro 2004 là danh thủ Ruller Voller , có lẽ các bạn sẽ đọc là run-lơ vôn-lơ ? Hoàn toàn sai , tên ông ta là Ru-le Fê-le , hoặc tuyển thủ Tây Ban Nha tên là Baraja , các bạn đọc là Ba-ra-gia ? Thực ra cách đọc đúng là ... Ba-ra-ha

Việc phiên âm tiếng nước ngoài sang bản ngữ là việc phổ biến , trong tiếng Anh rất nhiều từ tiếng nước ngoài đều được phiên âm ra rất sai . Vd: Moscow (từ gốc: Mát-xvá) , Joseph Stalin (từ gốc: I-ô-xíp Xta-lin), sputnik (từ gốc: xphút-nhích) v.v... Vì vậy , việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (vd : Albert Einstein -> An-be Anhxtanh) là điều chấp nhận được và rất nên.





(thú thật với các bạn , từ trước tới nay tôi và nhiều người vẫn nghĩ việc phiên âm là rất ... "quê mùa" , tuy nhiên tôi đã thay đổi ý kiến khi tiếp xúc với 1 nhóm nghiên cứu sinh người Việt bên Pháp - ngành vật lý lượng tử- theo họ chỉ có những từ chuyên môn mới dùng từ gốc , còn lại từ thường thì phiên âm ra tiếng Việt)












Sau đây là thông tư của chính phủ về việc phiên âm tiếng nước ngoài.





















---------------------------------------------------------------------











Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2006


THÔNG TƯ

Hướng dẫn viết hoa và phiên chuyển tên riêng, thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Bộ Nội vụ hướng dẫn quy tắc viết hoa, phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.


I. HƯỚNG DẪN CHUNG


II. TRÁCH NHIỆM CÁC BAN NGÀNH

(xin lược bỏ bớt 2 phần trên)




III. PHIÊN CHUYỂN TÊN RIÊNG VÀ THUẬT NGỮ TIẾNG NƯỚC NGOÀI

3.1. Nguyên tắc chung: phiên chuyển tên riêng nước ngoài bằng các âm, vần và chữ Việt dựa vào cách đọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết được. Trường hợp chưa đọc được nguyên ngữ thì phiên chuyển gián tiếp qua ngôn ngữ khác.

3.1.1. Đối với các ngôn ngữ có chữ viết dùng hệ thống chữ cái Latinh (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, v.v…): phiên âm theo cách đọc trực tiếp các ngôn ngữ đó kèm theo chú thích nguyên dạng tên gốc đặt giữa hai ngoặc đơn (hoặc có bảng đối chiếu kèm theo).

Ví dụ: Camaguây (Tây Ban Nha: Camaguey), thành phố ở Cuba
Aizơnac (Đức: Eisenach), thành phố ở Đức.
Oelinhtơn (Anh: Wellington), thủ đô của Niu Zilân.
Vacsava (Ba Lan: Warszawa), thủ đô của Ba Lan.
Oasinhtơn (Anh: Washington), thủ đô của Hoa Kỳ.
Clintơn Jâuzip Đâyvixơn (Anh: Clinton Joseph Davisson), nhà vật lý học Hoa Kỳ.

3.1.2. Đối với các ngôn ngữ không dùng hệ thống chữ cái Latinh như các ngôn ngữ Arập, Triều Tiên, Lào: nếu chưa phiên âm được theo cách đọc trực tiếp thì phiên âm qua ngôn ngữ trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ đó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng khác) kèm theo chú thích ngôn ngữ trung gian giữa hai ngoặc đơn, ví dụ Niu Đêli (Anh: New Delhi), thủ đô của Ấn Độ; hoặc phiên qua dạng Latinh của ngôn ngữ đó (nếu có), ví dụ Maxcat (Masqat), thủ đô của Ôman (so sánh tiếng Pháp: Mascate).

3.1.3. Đối với tiếng Nga: phiên âm trực tiếp từ tiếng Nga, không nhược hoá lược bỏ trọng âm. Ví dụ: Lômônôxôp M.V. (Ломоносов M.B.) Tatiana (Татяна)

3.1.4. Đối với tiếng Hán: phiên âm theo âm Hán - Việt (có chú thích âm dạng Latinh của chữ Hán). Ví dụ: Đỗ Phủ (Du Fu), Bắc Kinh (Beijing).
Một số trường hợp không đọc theo âm Hán - Việt thì phiên theo âm dạng Latinh của tiếng Hán. Ví dụ: Alasan (Alashan), sa mạc ở phía Bắc Trung Quốc.

3.1.5. Đối với tên riêng nước ngoài đã quen dùng (nhất là phiên theo âm Hán - Việt) thì giữ nguyên. Ví dụ: Pháp, Anh, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Kim Nhật Thành,…

Tuy nhiên nếu có những thay đổi mới về tên riêng theo hướng phiên âm gần với nguyên ngữ (hoặc nước đó đã thay đổi tên gọi) thì sẽ phiên âm tên riêng nước ngoài theo cách mới, có chú thích nguyên ngữ và tên gọi cũ đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Ôxtrâylia (cũ: Úc); Italia (cũ: Ý); Myanma (cũ: Miến Điện); Đôn Kihôtê (cũ: Đông Kisôt).

3.2. Viết tên riêng nước ngoài bằng chữ Việt: viết liền các âm tiết theo đơn vị từ, trừ một số trường hợp đặc biệt viết rời dùng dấu gạch nối giữa các âm tiết (ví dụ: Lu-i = Louis), không đánh dấu thanh điệu của tiếng Việt.

Ví dụ: Gôxen Xanvađo Alienđê (Tây Ban Nha: Gossen Salvador Allende); Hainơrich Bruyninh (Đức: Heinrich Bruning).

3.3. Bổ sung một số âm và tổ hợp phụ âm đầu từ, đầu âm tiết để phiên chuyển

3.3.1. Cấu tạo tổ hợp phụ âm đầu âm tiết gồm 2 phụ âm: br, khr, xc, đr, v. v… Ví dụ: Đruyông (Pháp: Druon); Xcaclati (Italia: Scarlatti).

3.3.2. Các phụ âm cuối vần, cuối từ vẫn giữ nguyên các phụ âm cuối tiếng Việt: n, m, p, l, c, ch, ng, nh, t. Ví dụ: Mađrit (Tây Ban Nha: Madrid); Aptaliông (Pháp: Aftalion).

3.3.3. Sử dụng bốn chữ cái F, J, W, Z (f, j, w, z) để:

- Viết các đơn vị đo lường, các ký hiệu quốc tế trong hoá học và khoa học tự nhiên, tên viết tắt các tổ chức quốc tế. Ví dụ: W = Oat, J = Jun, Fe = Sắt, WTO = Tổ chức Thương mại Thế giới.

- Phiên âm tên riêng (tên người, tên địa lý) nước ngoài. Ví dụ: Frăngxoa Busê (Pháp: François Bouchet), Jêm Biucanơn (Anh: James Buchanan).

3.4. Các cặp chữ cái i và y; ph và f; j và gi đều được dùng để phiên âm căn cứ vào nguyên ngữ: nguyên ngữ dùng chữ cái nào thì chuyển sang tiếng Việt dùng chữ cái tương ứng.

3.5. Một số trường hợp thêm ơ, ví dụ: Marơ (Marr), Tơroa (Troie).

3.6. Thuật ngữ phổ biến gốc tiếng nước ngoài cũng được phiên chuyển theo các nguyên tắc trên. Viết liền tránh việc dùng gạch nối, nhưng các âm tiết vẫn phải theo kết cấu ngữ âm Việt Nam, như atmôtphe, axêtilen, pôlivitamin, nơtơrôn, kilôgam, milimet.

Trong từng chuyên ngành và liên ngành cần sử dụng thuật ngữ chuyên ngành gốc đã dùng thống nhất.
 

hoanghero

New Member
rốt cuộc cái topic này muốn nói gì vậy, nói vòng vòng rùi tới cái thông tư , rốt cuộc chỉ là nêu ra cái tình trạng phiên âm tiếng nước ngòai sai rùi chỉ 1 vài lỗ cơ bản trong phiên âm của 1 số thứ tiếng thui, trong tiếng Anh thui thì đã có ko bít bao nhiu là lỗi phiên âm huống chi là các thứ tiếng khác, theo mình tốt nhất là tiếng của người ta đọc chữ đó ra làm sao thì khi sử dụng lại cũng fải đọc đúng như vậy chứ!!!
 
<div class='quotetop'>Trích dẫn(hoanghero @ Aug 30 2006, 08:44 PM) [snapback]65318[/snapback]</div>
rốt cuộc cái topic này muốn nói gì vậy
[/b]


ack ack , pó tay với chú này luôn !


ý của topic này là :

- để cho mọi người đọc đúng từ tiếng nước ngoài (Anh , Pháp ,Đức , Nga ,v.v....) , đề nghị mọi người phiên âm ra tiếng Việt. vd như Voller thì ghi phiên âm ra là Fê-le cho người khác biết mà đọc cho đúng , không thì lại cứ đọc là Vôn-lơ

- phiên âm thế nào , ra sao ? Đó là những gì hướng dẫn trong cái thông tư.


thêm nữa , "ngoại ngữ" nghĩa là tiếng nước ngoài , không phải "ngoại ngữ" nghĩa là tiếng Anh. Với những thứ tiếng khác , có thể nhiều người không biết cách phát âm cho đúng ( thử đọc tên cầu thủ Juan của tuyển Brazil xem nào . Đọc đúng là : "Hoan"), vì vậy mới nên phiên âm ra , rite ?

<div class='quotetop'>Trích dẫn(hoanghero @ Aug 30 2006, 08:44 PM) [snapback]65318[/snapback]</div>
theo mình tốt nhất là tiếng của người ta đọc chữ đó ra làm sao thì khi sử dụng lại cũng fải đọc đúng như vậy chứ!!!
[/b]

vâng , nếu không phiên âm ra thì sẽ chẳng có chuyện "người ta đọc sao mình đọc như vậy" đc đâu ! có ai đọc được cái nickname của tui "Коммунистическо" nếu không phiên âm ra không ?
 
Top