Cách chơi và luật của các môn Thể Thao

babyskydragon2004

Super Moderator
Staff member
Đôi khi,1 vài box cứ hướng đi ra những hướng riêng trong khi chưa xây dựng 1 cái chung cụ thể!
Vì thế,Dra quyết định xây dựng 1 topic về luật,cách chơi và cách thi đấu của các môn thể thao hiện nay đang có hoặc không có ở VN nhưng được mọi người quan tâm!
Topic này được xây dựng bởi tất cả mọi người và đóng góp để nó thành 1 topic tham khảo về sau,có gì các mem lớp 10 lên mù mờ thể thao coi mà biết luật,và tập môn thể thao mà mình thích nhất!
Có khá nhiều môn mà chúng ta có thể post ở đây,ví dụ như :Bóng Đá,Bóng Rổ,Bóng chày,Bóng ném,Bóng nước,Bóng...bầu dục :D ,tennis,cầu lông,Billard & Snooker(9Balls,8Balls,3France...),Formular One....biết luật và cách thi đấu các bạn có thể post lên đây,tự type ra cũng được,dùng nguồn cũng được,miễn sao là dễ xem,dễ hiểu là được!
 

babyskydragon2004

Super Moderator
Staff member
Muốn gì :-w,thì xây dựng 1 cái topic luật chung cho mấy thế hệ sau của BTX ngơ ngác vào có gì mà biết luật tất cả các môn thôi,bi giờ post 1 cái làm mẫu trước ;))

Môn Thể Thao Vua:Bóng Đá
Số cầu thủ trên sân của mỗi đội:11
Số cầu thủ dự bị:tùy đội,tùy giải qui định (ở giải Ngoại Hạng Anh con số này là 5)
Cách ghi điểm:Sút tung lưới đội bạn
Thẻ:Vàng và đỏ
Số trọng tài:4(1 trọng tài chính,2 trọng tài biên,1 trọng tài phụ,trong đó trọng tài chính nắm quyền cao nhất)
Các sơ đồ chiến thuật:4-4-2,4-3-3,…
Cách thức thi đấu,mỗi đội có 11 cầu thủ(1 thủ môn) ra sân thi đấu,mỗi đội cố gắng đưa bóng vào khung thành đội bạn…
Các luật khi thi đấu:
-Không được dùng tay chơi bóng,thủ môn thì được phép tuy nhiên chỉ ở trong vòng cấm,ở ngoài vòng nếu cố tình để bóng chạm tay sẽ bị nhận thẻ đỏ,bóng chạm tay cầu thủ đối phương trong vòng cấm có thể được hưởng phạt đền 11m
-Lỗi trả bóng:Hậu vệ trả bóng về,nếu không có gì nguy hiểm,thủ môn không được dùng tay chụp,không sẽ bị 9á phạt gián tiếp!
-Các lỗi dẫn đến thẻ vàng:Cãi trọng tài,vào bóng không trúng banh mà trúng chân đối thủ(cố ý),kéo áo,xô đẩy,lăng mạ đối thủ,chơi bóng bằng tay(cố ý ngoài vòng cấm),phản kháng lại hành vi chơi xấu đối thủ(nhẹ)….
Bổ sung:ngã ăn vạ,giả vờ ngã trong vòng cấm để kiếm penalty,câu giờ,thủ môn không được giữ bóng quá 6s,khi PK,thủ môn không được lao lên phía trước....
-Các lỗi dẫn đến thẻ đỏ:Chuồi bóng từ phía sau nguy hiểm,vào bóng ác ý gây nguy hiểm,cản đối phương ghi bàn không hợp lệ(chơi tay,kéo áo,chuồi ác ý…),thủ môn ra ngoài vòng cấm cản bóng bằng tay,có tình gây ẩu đả…
2 thẻ vàng liên tiếp trong 1 trận sẽ thành 1 thẻ đỏ,1 thẻ đỏ sẽ “được” nghỉ ít nhất là 1 trận tiếp theo(ở Anh đã là 3 :-“) ,2 thẻ vàng liên tiếp ở 2 trận khác nhau sẽ được nghỉ trận thứ 3 kế đó….
-Luật việt vị:Có nhiều bạn vẫn hơi mù mờ vào luật này,luật việt vị qui định cầu thủ của đội tấn công phải đứng trên ít nhất 2 cầu thủ của đội phòng ngự trước khi nhận được đường chuyền,có nghĩa trọng tài biên sẽ bắt ngay khi cầu thủ chuyền bóng,luật việt vị được áp dụng khi mà 2 cầu thủ tấn công bị ngăn cách bởi hậu vệ trước khi chuyền bóng,nếu 2 cầu thủ cùng vị trí tấn công vượt qua được cả hàng hậu vệ mà chỉ còn sót lại 1 cầu thủ (là thủ môn) thì luật việt vị không được áp dụng!Luật việt vị ngăn chặn cầu thủ “me” ngay khung thành hoài để ăn cắp trứng gà :-??
Trong các trận đấu Cúp,sau khi hòa ở 2 hiệp chính,2 đội phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ mỗi hiệp 15’,ngày nay đã bỏ luật Bàn Thắng Vàng mà thay vào đó là 2 đội cứ đá hết 2 hiệp phụ,đội nào ghi bàn thắng nhiều hơn sẽ thắng
Trong trường hợp khi đá xong 2 hiệp phụ mà vẫn hòa?Luật đá PK sẽ được áp dụng…2 đội thay phiên nhau đá ở chấm 11m với 5 lượt chính,đội nào ghi nhiều hơn là thắng
Luật sân nhà-sân khách:được áp dụng trong các giải đấu Cúp Quốc gia giữa các CLB…nếu 2 đội hòa nhau nhưng đội nào ghi bàn thắng trên sân khách nhiều hơn sẽ thắng-luật naỳ hạn chế các CLB phải tung sức ra quá nhiều để đấu lại!
 

nguyen_thanh3007

I am BTX Prime
Staff member
Post bi da 9 bóng đi :-w :-w . Hay post luật F1 >"< .

Mà kiếm mấy cái nì đâu ra vậy, chỉ nguồn ta post ké :)) .

Chắc để ta mở thêm chỗ dạy thể thao mới dc :))
 

nguyen_thanh3007

I am BTX Prime
Staff member
Luật chơi Pool 9 - ball

Nếu bạn đã từng chơi bida thì không lạ gì với luật bida chín bóng. Còn nếu bạn là người mới chơi bida thì bạn có nắm có luật của môn thể thao mới lạ mà rất được nhiều người yêu thích này? (Dưới đây là những nội dung cơ bản trong luật chơi bida 9 bóng)

1. Mục đích của luật chơi bida 9 bóng

- Loại bida 9 bóng này loại có 9 bóng được đánh số từ 1 đến 9 và bóng cái màu trắng
- Mục đích là đánh cho quả bóng số 9 rơi xuống lỗ, mỗi một lần đánh bóng thì bóng cái phải chạm quả bóng có số nhỏ nhất trên bàn, quả bóng này không cần bắt buộc phải rơi xuống lỗ.
2. Phá bóng

- Tất cả bóng được xếp theo hình viên kim cương, quả bóng số 1 được xếp ở đầu viên kim cương, quả bóng số 9 được xếp ở giữa viên kim cương và các quả khác xếp xung quanh không theo trật tự
- Trận đấu bắt đầu khi quả bóng cái được đặt ở sau điểm bắt đầu
3. Chơi và giành chiến thắng

- Các cơ thủ được quyền chọc bóng đến khi không thể đưa bóng vào lỗ. Nếu anh ta chọc bóng không rơi xuống lỗ thì anh ta không phạm luật mà đối thủ của anh sẽ được chọc tiếp
-Cơ thủ phải hoàn thành một cú chọc bóng trong 60 giây không sẽ bị phạm luật và đối thủ của anh ta có quyền hưởng quả phạt cầm bóng cái đặt bất kỳ chỗ nào anh ta muốn
- Nếu quả bóng số 9 được đánh xuống lỗ do một qủa phạm luật thì nó lại được nhặt lên
4. Phạm luật

- Đó là những quả chọc không đúng. Lần chạm bóng đầu tiên của quả cái không chạm đúng bóng có số nhỏ nhất trên bàn
- Bóng cái rơi xuống lỗ
- Không chạm băng: không có quả nào rơi xuống lỗ, và không có quả nào chạm vào băng
- Quả đánh vượt quá 60 giây
- Mỗi lần phạm luật thì đối thủ có quyền cầm bóng cái và đặt bóng bất cứ chỗ nào trên bàn.
5. Thua cuộc

- Nếu cơ thủ phạm luật 3 lần liên tiếp thì anh ta bị buộc thua cuộc
 

babyskydragon2004

Super Moderator
Staff member
Luật 8-Ball:
Giống như 9Ball ở chỗ,ván chơi kết thúc khi mà đưa được bi số 8 vào lỗ sớm hơn người kia!
Lúc đầu trên bàn chơi có 15 ball,số 8 nằm chính giữa khối 15 Ball đó,bạn phải đánh vào bi trắng sao cho bi trắg chạm vào 15 bóng kia,không sẽ phạm luật!
Giả sử bên A đánh bóng số 6 vào lỗ,thì lập tức trận đấu sẽ phân chia,số 15 Ball trên bàn sẽ chia ra sao cho bên A chỉ được đánh từ bi 1->7,bên B đánh từ bi 9->15,bi 8 phải được đánh vào lỗ sau cùng sau khi giải quyết đủ 7 bi bên mình!
Bạn đánh bi trắng vào phần màu của mình đã được phân chia,đánh sao cho nó vào lỗ,trong quá trình đánh không được phạm luật!
Phạm luật khi:Đánh trúng phần bi của đối thủ,đánh trúng bi 8 trước khi chạm vào bi của mình;đánh bi đối thủ lọt lỗ,đánh làm cho bi trắng lọt lỗ,trong đó,nếu bạn đưa bi 8 vào lỗ khi chưa giải quyết xong phần mình thì bạn sẽ nhận phần thua ngay tức khắc!
khi phạm luật,đối thủ sẽ được đánh 1 cú free shot bất kì,free shot hợp lệ khi bi trắng chạm màu bi của nó,không cần phải vô ngay,và đến lượt đối thủ 1 lần nữa,tổng cộng là 2 lần,trường hợp bi trắng lọt lỗ,free shot thực hiện với bi trắng được đặt tự do vùng dưới,còn các TH kia thì free shot thực hiện ngay chỗ bi trắng dừng lại...
không như 9Ball,nếu bị 3 lỗi thì vẫn tiếp tục trận đấu!
Khi quét hết bi,đưa bi 8 vào lỗ thành công,trận đấu sẽ chính thức chấm dứt!


1 pic đố và mminh họa nè >:D<
NewPicture7.jpg

Hỏi:Máy P1 xử lý sao tình huống này mà không làm cho bi của đối thủ rơi xuống trước?Hoặc không làm bi trắng vô lỗ đó,ta đã làm thành công cả 3 tình huống có thể xảy ra :))
 

Drababy

New Member
Cách chơi,luật môn Bóng chày

Hình sân bóng,không thấy thì mai tui up lại cho!
644px-Baseball_field_overview.svg.png


Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm, gọi là runs(điểm ghi do runs) theo ngôn ngữ của Bóng chày. Đội có nhiều runs nhất tại cuối trận đấu sẽ thắng. Một run được ghi khi mà cầu thủ, trong khi tấn công, có thể đi qua hết các gôn (bases), tạo thành một hình vuông gọi là kim cương.

Bóng chày dùng quả bóng màu trắng (dù màu khác vẫn có thể dùng) với viền đỏ cỡ bằng kích thước 1 nắm tay. Bóng mềm dùng banh trắng hay vàng (hay dùng hơn) với viền trắng cỡ bằng 2 nắm tay. Mỗi đội gồm 9 hoặc 10 người chơi(bàn về 9 người). Góc của sân bóng kim cương nơi diễn ra trận đấu được đặt tên theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ như sau: dĩa nhà-gôn chính (home plate), gôn 1, gôn 2, gôn 3.

Để bắt đầu trò chơi, đội nhà chơi phòng thủ trước, có 9 cầu thủ phòng thủ ra sân, cố gắng để ngăn cầu thủ đội khác ghi điểm. Đội khách chơi tấn công trước, vì thế sẽ cố gắng ghi điểm runs. Runs được ghi như sau: bắt đầu từ vị trí gôn chính, mỗi cầu thủ tấn công sẽ cố gắng lấy được quyền để chạy-đập hit (ngược chiều kim đồng hồ), đến gôn kế tiếp, và chạm bất kì bộ phận cơ thể vào gôn ở tại góc đó, tiếp đến gôn kế tiếp (theo trật tự), và cuối cùng trở về gôn chính, khi đó là một điểm (run) đã được ghi. Để có được quyền chạy, sẽ nói ở dưới.

Trước khi có thể chạy đến các gôn, cầu thủ phòng thủ làm vai trò ném banh (pitcher,) sẽ đứng ở trung tâm của sân kim cương ở vị trí định sẵn, gọi là mô đất (mound) hay rubber - để ám chỉ hình chữ nhật nằm ở trung tâm của mô đất. Tám (hay chín) người chơi còn lại đứng ở trong sân, đồng thời với ngưới ném bóng, chiếm các vị trí khác nhau.

Cầu thủ tấn công được gọi là người đánh banh (batter) đứng ở tại gôn chính, cầm cây gậy, làm bằng gỗ (dài, cứng, đường kính khoảng 2 inch (5 centimeters), chưa tính tay cầm, tay cầm đường kính dài khoảng 1-inch (2.5 centimeters)), hay nhôm tùy thuộc vào phiên bản của trò chơi. Người đánh banh đợi người ném bóng ném trái banh về phía gôn chính. Tại thời điểm thích hợp, người ném banh ném banh, về phía người đánh, người này sẽ cố gắng đánh trái banh đi dùng cây gậy. Nếu người đánh banh đánh trúng trái banh, thì ngay lập tức bỏ cây gậy xuống, và bắt đầu chạy về phía gôn 1. (Còn có nhiều cách khác để có thể có quyền chạy về căn cứ, như là Walk khi bị ném banh trúng người.-khi pitcher cố tình ném lỗi-"Ball" )

Khi người đánh banh bắt đầu chạy, anh ta sẽ được gọi là người chạy (runner). Tại thời điểm này, người chạy sẽ cố gắng để chạy về phía căn cứ, khi đến được thì gọi là an toàn (safe), còn không thì gọi là bị loại (out). Khi bị loại, người chạy phải rời khỏi sân (trở về hàng ghế - hay hầm trú ẩn), nơi mà các cầu thủ dự bị và huấn luyện viên đang quan sát trận đấu.

Có nhiều cách để đội phòng thủ có thể loại một cầu thủ tấn công. Nhưng để đơn giản, chỉ đưa ra ở đây 5 cách đơn giản nhất:

1. "strike-out": khi đang còn ở gôn chính, cầu thủ đánh banh không thể kiếm được quyền để chạy tới căn cứ. Strike-out xảy ra khi người ném banh cản trở thành công nỗ lực đánh banh của người tấn công.
2. "ground out": khi người đánh banh đánh banh xuống đất, mà cầu thủ phòng thủ có thể lấy được banh, và ném về phía cầu thủ phòng thủ khác đang đứng ở căn cứ đầu tiên trước khi runner chạy kịp đến cơ sở đó.
3. "force out": xảy ra khi runner bắt buộc phải chạy về căn cứ (theo quy định) nhưng không đến kip trước khi banh đến được tay cầu thủ phòng ngự đứng tại căn cứ đó. Loại "ground out" là một trong nhiều kiểu của loại "force outs."
4. "fly out": xảy ra khi người đánh banh đánh thành công trái banh lên không trung, nhưng cầu thủ phòng ngự có thể chụp được trước khi nó rơi xuống đất, thì sẽ bị loại.
5. "tag out": trong khi đang còn ở giữa 2 căn cứ, runner sẽ bị loại nếu cầu thủ phòng ngự, đang cầm banh, chạm được vào người của runner.

Một trận bóng chày được chia thành nhiều lượt (innings,) nơi mỗi đội sẽ thay phiên nhau tấn công và phòng thủ, và ngược lại. Một lượt kết thúc khi có 6 lần bị loại (outs) xảy ra, 3 lần cho mỗi đội. Khi đội phòng thủ loại được 3 cầu thủ tấn công, vai trò mỗi đội sẽ được hoán đổi - phóng thủ chuyển sang tấn công và ngược lại. Tùy thuộc vào loại bóng được dùng, mỗi đội có thể có tối đa 9 cơ hội để ghi điểm (runs).
Nói đơn giản,1 hiệp được chia làm 2 phần,nửa hiệp đầu 1 đội tấn công,cho 3 đứa ra đập,nếu out hết thì chuyển quyền tấn công,như thế đến hết hiệp 3 sẽ xong 9 đứa,hiệp 4 xoay vòng lượt đập thứ 2...cho tới hiệp 9 thì mỗi batter được đập 3 lần,trong 3 lần đó,các tay đập thứ 3-4-5 là tay đập chủ lực(nhất là thứ 4)....
Về Home-run,cú đánh bay hợp lệ trong foul-line và không cầu thủ nào chặn được,bay lên khán đài.....lập tức sẽ ghi được toàn bộ điểm ở các gôn được chốt sẵn,tính luôn gôn chính,thế nên Home-run khi đồng đội đang chốt ở gôn 1-2-3 có thể ghi tối đa là 4 điểm!
 

babyskydragon2004

Super Moderator
Staff member
Chỉnh lại luật 8-Ball chút,luật ở trên là 8-Ball châu Âu,8-Ball châu Mỹ phổ biến hơn!
8-Ball châu Âu:Depa xong thì vẫn chưa xác định được 2 bên lấy bi nào,khi lượt cơ kế,bi trắng chọn bi nào thì ng` đó sẽ đánh loại bi đó,người kia phần bi còn lại!khi đối phương foul không được đặt banh,mà dùng free shot,trong free shot thì đánh trúng bi của ai cũng được-kể cả đánh bi của đối phương vào,nếu ngay trong lượt free shot mà đánh vào bi của mình thì được free-shot tiếp,free-shot hầu như không bị dính foul nào trừ việc bi trắng bị vào lỗ :)),do đó luật 8-Ball châu Âu tương đối dễ.....khi đến bi 8 cuối cùng,phải chỉ lỗ mà đánh,chỉ lỗ nào đánh bi 8 vào lỗ đó,không được đánh bậy,đánh vào lỗ khác lỗ chỉ trước là thua....đánh bi 8 vào,bi trắng vào theo cũng thua !
8-Ball châu Mỹ phổ biến hơn:Depa xong là 1 bên chọn solids(trơn) nếu bi trơn vào,bên kia chọn Striples(sọc)...và ngược lại,khi foul(đánh trúng bi đối phương,làm bi đối phương lọt lỗ khi bi mình không lọt,bi trắng vào lỗ),thì được quyền đặt bi trắng,nếu đánh không vào thì chuyển lượt....cứ thế mà đánh,phần kết thúc cũng tương tự 8-Ball châu Âu,chỉ lỗ để đánh bi 8 sau khi dọn sạch phần bi của mình !
 

Kumiho

Never die
thể thao mà, phải chơi hoặc koi thì mới hỉu dc chứ đọc lí thuyết khơi khơi như vầy cũng khó. nhớ hùi nhỏ pa tui giảng cho tui nghe thế nào là việt vị mà ... nãn. nói hoài tui cóc hỉu. vậy mà koi có 1 phát hỉu liền >:)
 

Drababy

New Member
Trên ESPN có bóng chày mà,coi đi :-w Ở đó có đầy đủ thuật ngữ:Out,Run,Walk,Strike,strike-out,batter-out,foul,Ball,Base on-ball(walk).....coi đi rồi biết >:) Mấy thằng trong đó đập thú thiệt,trúng hoài :|
 

nguyen_thanh3007

I am BTX Prime
Staff member
Coi làm cái gì =)) . Ra ngoài tiệm dĩa mua cái dĩa game bóng chày về là biết chơi liền ah =)) =)) .
Ngoài ra mua Tigerwoods, Ruby về chơi cho hiểu thêm :)) .
 

spetsnaz

Super Moderator
luật cầu lông

Tư liệu này lấy từ website Sở Thể dục Thể thao Tỉnh Bình Thuận, website worldbadminton.net

Khái niệm
1- Sân thi đấu và các trang thiết bị
2- Quả cầu lông
3- Test thử tốc độ của quả cầu lông
4- Vợt cầu lông
5- Trang thiết bị cho môn cầu lông
6- Bốc thăm
7- Hệ thống tính điểm
8- thay đổi sân thi đấu
9- Giao cầu
10- Thi đấu đơn
11 Thi đấu đội
12- Lỗi giao cầu
13- Lỗi
14- Giao cầu lại
15- Cầu ngoài cuộc
16- Tiến trình trận đấu, lỗi đạo đức, kỷ luật
17- Quyền hạn của các trọng tài và khiếu nại
Phụ lục 1: Sân cầu lông cho thi đấu đơn và các trang thiết bị
Phụ lục 2: Qui định về hiệp, điểm thi đấu thêm
Phụ lục 3: Qui định về sử dụng cách tính điểm 21
Phụ lục 4: Khẩu lệnh sử dụng trong thi đấ u cầu lông
Qui định về tổ chức trận thi đấu cầu lông
1- Mục đích
2- Các trọng tài và nhiệm vụ đảm nhận
3- Qui định đối với trọng tài chính
4- Một số chỉ dẫn chung cho trọng tài chính
5- Nhiệm vụ của trọng tài giao cầu
6- Nhiệm vụ của trọng tài biên
Qui định về áp dụng thực nghiệm hệ thống tính điểm 5 hiệp 7 điểm
7- Hệ thống tính điểm (thay đổi toàn bộ)
8- Đổi sân (thay đổi toàn bộ)
16- Tiến trình trận đấu, lỗi đạo đức, kỷ luật
Những thay đổi về sự điều hành của trọng tài khi thực hiện hệ thống tính điểm thực nghiệm 5 hiệp 7 điểm

KHÁI NIỆM
- Vận động viên (Người chơi):Bất kỳ người nào cũng có thể tham gia thi đấu cầu lông
- Trận đấu:Trận thi đấu cầu lông được tiến hành theo hai hình thức: thi đấu đơn hoặc thi đấu đôi
- Thi đấu đơn:Trận thi đấu được tiến hành khi mỗi bên có một người
- Thi đấu đôi:Trận thi đấu được tiến hành khi mỗi bên có hai người
- Bên giao cầu:Bên được quyền giao cầu
- Bên đỡ giao cầu:Bên đối phương của bên giao cầu
1- SÂN THI ĐẤU VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ
1.1- Sân thi đấu cầu lông có hình chữ nhật (Sơ đồ A) với các vạch ở trên sân có chiều rộng là 40mm.
1.2- Các đường vạch ở trên sân phải dễ nhận thấy, tốt nhất là các vạch có mầu trắng và mầu vàng.
1.3- Tất cả các vạch ở trên sân phải có mầu sắc phân biệt với nền sân
1.4- Cột lưới có chiều cao là 1,55m (tính từ mặt sân) được đặt thẳng đứng trên mặt sân, khi căng lưới sẽ phải tuân thủ theo điều 1.10
1.5- Cột lưới sẽ được đặt ở vị trí trên đường biên dọc của sân đánh đôi (tại sơ đồ A) và được sử dụng trong thi đấu đơn cũng như trong thi đấu đôi.
(Chú ý: Từ tháng 5/2002 luật cầu lông mới sẽ thay đổi qui định cột lưới không được nằm trong diện tích của sân thi đấu. Trước mắt IBF sẽ qui định áp dụng cho từng giải)
1.6- Lưới cầu lộng được làm bằng các sợi có mầu sẫm (tối) và nhẹ với các mắt lưới hình vuông có kích thước không được phép nhỏ hơn 15mm và lớn hơn 20mm.
1.7- Chiều rộng của lưới là 760mm và chiều dài của lưới 6,1m
1.8- Phía trên lưới (mép trên của lưới) được bọc một lớp vải trắng rộng 75mm chạy suốt chiều dài của lưới, giữa 2 lớp vải là dây thừng hoặc dây cáp để định vị lưới vào hai cột.
1.9- Dây thừng hoặc cáp được kéo căng và đặt phía trên cột lưới.
1.10- Khoảng cách từ mét trên của lưới đến mặt sân ở vị trí hai đầu cột là 1,55m và ở vị trí khu vực giữa của lưới là 1,524m
1.11- Phần tiếp xúc giữa thân cột và lưới không được tạo thành khe hở, có thể buộc lưới vào thân cột.
2- QUẢ CẦU LÔNG

2.1 - Quả cầu lông được làm bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Dù làm bằng vật liệu gì thì những đặc tính chung của quả cầu lông cũng phải đảm bảo tương đương với nguyên liệu tự nhiên, đó là phần cánh (lông) và phần đế (núm).
2.2- Mỗi quả cầu lông có 16 cánh cắm trên núm li-e.
2.3- Phần chân của mỗi cánh (lông) được cắm thành một vòng tròn với một khoảng cách đều đặn trên phần đế (núm) và chiều cao đứng của phần cánh (từ mép trên của cánh đến mặt phẳng của núm) phải nằm trong khoản từ 62mm đến 70mm.
2.4- Phần mép cánh được sắp xếp thành một vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm.
2.5- Phần thân của cánh được định vị chắc chắn bằng những sợi chỉ hoặc bằng sợi nylon.
2.6- Phần đế của quả cầu có đường kính từ 25mm tới 28mm và phần phía dưới đế được vát tròn (hình bán cầu).
2.7- Toàn bộ quả cầu có trọng lượng từ 4,74 tới 5,50 gam.
2.8- Quả cầu lông bằng chất liệu nhân tạo.
2.8.1- Hình dáng bên ngoài của quả cầu, cũng như các chất liệu thay thế phải đảm bảo tương đương với các nguyên liệu tự nhiên.
2.8.2- Phần đế của quả cầu tuân thủ theo điều luật 2.6
2.8.3- Kích thước và trọng lượng của quả cầu phải đảm bảo theo điều 2.3, 2.4 và 2.7. Tuy nhiện sự khác nhau về lực (lực vật lý) của các nguyên liệu nhân tạo thay thế có thể cho phép sai số tới 10% so với chất liệu tự nhiên.
2.9- Các nước có thể qui định tiêu chuẩn cho quả cầu lông của mình cho phù hợp với điều kiện. Nhưng tốc độ, đường bay và hình dáng của quả cầu lông phải tuân thủ theo các qui định chung của luật đã qui định.
2.9.1- Do điều kiện khí hậu hoặc do chênh lệch về độ cao làm cho quả cầu tiêu chuẩn không đảm bảo về tốc độ, đường bay.
2.9.2- trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi tiêu chuẩn qui định của quả cầu cho phù hợp điều kiện thi đấu.
3- TEST THỬ TỐC ĐỘ CỦA QUẢ CẦU LÔNG
3.1- TEST thử tốc độ của quả cầu lông được thực hiện bằng cách đánh cầu lao mạnh thấp tay ở vị trí sau đường biên ngang cuối sân, quả cầu sau khi đánh sẽ bay chếch lên trên theo mặt phẳng song song với đường biên dọc và rơi vào khu vực đường biên ngang cuối sân của sân đối phương.
3.2- Quả cầu đúng tốc độ phải rơi trong khu vực cách đường biên ngang của sân bên kia ít nhất 530mm và nhiều nhất là 990mm (Sơ đồ B)

4- VỢT CẦU LÔNG
4.1 Vợt cầu lông được qui định tại các điều từ 4.1.1 đến 4.1.7 và được vẽ tại sơ đồ C
4.1.1- Vợt cầu lông bao gồm các phần chính: Đầu vớt là vùng để căng cước, cán vợt, túp vợt và cổ vợt.
4.1.2- Cán vợt là phần người chơi sử dụng tay để cầm vợt.
4.1.3- Phần căng cước của vợt được sử dụng để tiếp xúc với quả cầu (đánh quả cầu)
4.1.4- Đầu vớt là phần bao bọc xung quanh phần căng cước
4.1.5- Túp vớt là phần nối của cán vợt với khung vớt (theo luật 4.1.6)
4.1.6- Cổ vợt là phần nối của túp vợt với khung vợt.
4.1.7- Vợt cầu lông là sự liên kết của các phần đầu vợt, cổ vợt, túp vợt và cán vợt.
4.2- Toàn bộ chiều dài của vợt cầu lông không được vượt quá 680mm và chiều rộng là 230mm.
4.3- Về vùng căng cước
4.3.1- Các sợi cước ở vùng căng cước được sắp xếp theo hàng ngang và hàng dọc một cách đều đặn, giao cắt vuông góc với nhau đồng thời các sợi cước sắp xếp theo nguyên tắc xen kẽ sợi trên - dưới (đan nong mốt), tạo thành những ô vuông gần như đều nhau.
4.3.2- Diện tích của vùng căng cước không được vợt quá 280mm về chiều cao và 220mm về chiều rộng. Tuy nhiên vùng căng cước có thể mở rộng cả phần cổ vợt, nhưng toàn bộ phần diện tích căng căng cước không được vượt quá 35mm về chiều rộng và chiều cao không được vợt quá 330mm.
4.4- Vợt cầu lông
4.4.1- Vợt cầu lông không được phép gắn thêm các vật liệu lạ (dụng cụ) nhô ra ngoài khung vợt so với thiết kế tổng thể. Trừ một số dụng cụ chuyên dụng nhằm mục đích giảm chấn, phân tán trọng lượng, ngăn ngừa sự mài mòn của vợt hoặc giúp cho tay người chơi có thể nắm chặt vợt, nhưng dụng cụ này phải đảm bảo có kích thước, vị trí phù hợp với mục đích, kết cấu của vợt.
4.4.2- Người chơi không được phép làm thay đổi hình dáng vợt cầu lông.
5- TRANG THIẾT BỊ CHO MÔN CẦU LÔNG
Liên đoàn Cầu lông Quốc tế sẽ tiến hành qui định và công nhận tiêu chuẩn cho những sản phẩm về: vợt cầu lông, quả cầu lông, trang thiết bị được sử dụng trong tập luyện, thi đấu môn cầu lông. Tuy nhiên trên cơ sở những qui định chính của IBF về các các trang thiết bị, các nước thành viên có thể tiến hành sản xuất và công nhận các trang thiết bị này cho phù hợp với điều kiện của nước mình.
6- BỐC THĂM
6.1- Trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài chính sẽ cho người chơi của hai bên tiến hành bốc thăm, bên đưộc thăm sẽ được quyền lựa chọn trước một trong những trường hợp: 6.1.1 hoặc 6.1.2, còn bên kia sẽ được quyền chọn trường hợp còn lại:
6.1.1- Giao cầu hoặc nhận giao cầu đầu tiên của trận đấu
6.1.2- Lựa chọn phần sân thi đấu đầu tiên
6.2- Bên thua thăm sẽ được quyền lựa chọn trường hợp còn lại.
7- HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM

7.1- Mỗi trận thi đấu cầu lông thường được tiến hành trong 3 hiệp, trừ khi có những thoả thuận khác về hiệp đấu.
7.2- Trong các nội dung thi đấu đôi và đơn nam bên nào đạt trước được điểm số 15 điểm là sẽ thắng ở hiệp đấu đó, ngoại trừ khi xẩy ra trường hợp ở điều 7.4
7.3- Trong nội dung thi đấu đơn nữ bên nào đạt trước được điểm số 11 điểm là sẽ thắng ở hiệp đó, ngoại trừ khi xẩy ra trường hợp ở điều 7.4.
7.4- Trong trường hợp tỷ số của hiệp đấu là 14 đều (10 đều đối với giải đơn nữ). Bên dẫn nước ở tỷ số 14 điểm (10 điểm) sẽ được quyền lựa chọn một trong hai điều 7.4.1 và 7.4.2. Sự lựa chọn này chỉ được thực hiện một lẩn trong mỗi hiệp đấu:
7.4.1- Hiệp thí đấu được kết thúc ở điểm 15 (l 1)
7.4.2- Hiệp thi đấu được kết thúc ở điểm 17 (13)
7.5- Bên thắng ở hiệp thi đấu trước sẽ được quyền thực hiện quả giao cầu đầu tiên ở hiệp thi đấu tiếp theo
7.6- Điểm của hiệp đấu chỉ được tính cho bên giao cầu (theo điều luật 10.3 hoặc 11.4).
8- THAY ĐỔI SÂN THI ĐẤU
8.1- Các bên sẽ thay đổi sân thi đấu cụ thể như sau:
8.1.1- Khi kết thúc hiệp thi đấu thứ nhất
8.1.2- Khi bắt đầu của hiệp thi đấu thứ ba (nếu có)
8.1.3- Trong hiệp thi đấu thứ ba hoặc đối với những trận thi đấu chỉ có một hiệp, các bên sẽ tiến hành đổi sân khi một bên dẫn trước được số điểm của hiệp đấu là:
- 6 điểm đối với hiệp đấu là 11 điểm
- 8 điểm đối với hiệp đấu là 15 điểm

8.2- Trong trường hợp phát hiện ra các bên quên không tiến hành đổi sân theo điều 8.1, thì phải lập tức tiến hành đổi sân ngay sau khi quả cầu không còn trong cuộc và tiếp tục thi đấu với điểm số của hiệp đấu vẫn được giữ nguyên (không phải thi đấu lại )

9- GIAO CẦU

9.1- Giao cầu đúng khi:
9.1.1- Người giao cầu và người đỡ giao cầu đều đã ở tư thế sẵn sàng.
9.1.2- Người giao cầu và người đỡ giao cầu phải đứng ở 2 khu vực chéo nhau, ở tư thế chân không được phép chạm vào các vạch giới hạn qui định khu vực giao cầu và đỡ giao cầu.
9.1.3- Khi thực hiện giao cầu (điều 9.4), một phần của hai chân của người giao cầu và đỡ giao cầu phải tiếp xúc với sân ở tư thế không di chuyển cho đến khi quả cầu tiếp xúc với vợt người giao cầu (điều 9.6).
9.1.4- Vợt của người giao cầu phải tiếp xúc với phần núm (đế) của quả cầu lông.
9.1.5- Điểm chạm giữa vợt và quả cầu phải ở vị trí phía dưới của thắt lưng người giao cầu.
9.1.6- Khi vợt cầu lông tiếp xúc với đế quả cầu, phần túp của vợt phải chúc xuống tới mức toàn bộ phần khung vợt phải thấp hơn một cách rõ ràng so với phần cán vợt (Sơ đồ D)
9.1.7- Quĩ đạo chuyển động của vợt (điều 9.4) từ khi bắt đầu đến khi kết thúc động tác giao cầu (khi vợt chạm vào quả cầu phải được chuyển động một cách liên tục về phía trước
9.1.8- Quả cầu sau khi giao sẽ phải bay qua phía trên của lưới (không bị mắc, vướng vào lưới) và rơi vào trong khu vực đỡ giao cầu của sân đối đối diện (Trường hợp quả cầu giao bị rơi ở ngoài khu vực đỡ giao cầu, sẽ phạm vào lỗi giao cầu)
9.2- Nếu người giao cầu không thực hiện đúng các điều luật từ 9.1.1 đến 9.1.8, sẽ phạm vào lỗi giao cầu (điều 13).
9.3- Lỗi giao cầu cũng được xác định khi người giao cầu đánh cầu trượt
9.4- Động tác giao cầu được xác định khi người giao cầu bắt đầu di chuyển vợt từ vị trí để vợt dừng ở phía trước của thân người.
9.5- Người giao cầu không được phép giao cầu khi người đỡ giao cầu chưa ở tư thế sẵn sàng, nhưng khi người đỡ giao cầu vẫn cố gắng đánh trả quả cầu này, thì quả giao cầu được coi là đúng luật.
9.6- Quả giao cầu sẽ được tính từ khi người giao cầu thực hiện giao cầu (điều 9.4) đến khi quả cầu tiếp xúc với vợt hoặc khi người giao cầu vi phạm vào các lỗi giao cầu, đánh cầu trượt.
9.7- Trong thi đấu đôi, người thứ hai (đồng đội) có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân miễn là không che tầm nhìn của người giao cầu và đỡ giao cầu.
10- THI ĐẤU ĐƠN
10.1- Sân giao cầu và nhận cầu
10.1.1- Người giao cầu tiến hành giao cầu và người đỡ quả giao cầu này sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên phải khi điểm số của người giao cầu là không hoặc khi điểm hiệp đấu là chẵn.
10.1.2- Người giao cẩu tiến hành giao cầu và người đỡ quả giao cẩu này sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên trái khi điểm hiệp thi đấu của người giao cầu là lẻ.
10.2- Quả cầu được xác định trong cuộc khi người giao cầu thực hiện giao cầu và quả cầu lần lượt được chạm vào vợt người giao cầu và đỡ giao cầu cho đến khi phạm lỗi hoặc trận đấu được tạm dừng.
10.3- Tính điểm và giao cầu
10.3.1- Nếu người đỡ giao cầu phạm lỗi hoặc quả cầu rơi trong khu vực sân của người đỡ giao cầu thì người giao cầu được tính 1 điểm, đồng thời người giao cầu sẽ tiếp tục thực hiện quả giao cầu cầu tiếp theo ở khu vực giao cầu kế tiếp.
10.3.2- Nếu người giao cầu phạm lỗi hoặc quả cầu rơi thong khu vực sân của người giao cầu, thì người giao cầu sẽ bị mất quyền giao cầu tiếp theo và người đỡ giao cầu sẽ trở thành người giao cầu, điểm số của hiệp đấu lúc này được giữ nguyên.

 

spetsnaz

Super Moderator
11 THI ĐẤU ĐÔI
11.1- Bắt đầu ở mỗi hiệp đấu và lần đầu tiên giao cầu của mỗi bên sau khi đổi giao cầu, đều được thực hiện ở khu vực giao cầu bên phải.
11.2- Chỉ có người đỡ giao cầu mới được phép đánh trả quả giao cầu. Trong trường hợp người đồng đội của người đỡ giao cầu đánh trả quả cầu này thì coi như là phạm lỗi và bên giao cầu sẽ ghi được 1 điểm.
11.3- Qui định đối với người chơi và vị trí ở trên sân
11.3.1- Sau khi giao cầu và quả cầu đã được người đỡ giao cầu đánh trả lại thì các bên có thể tự do đánh cầu sang sân đối phương mà không cần có sự phân biệt thứ tự giữa 2 người trong đội. Quả cầu sẽ được đánh qua lại cho đến khi được xác định là không còn trong cuộc.
11.3.2- Sau khi giao cầu và quả cầu đã được người đỡ giao cầu đánh trả lại thì các bên có thể tự do di chuyển đến mọi vị trí trong khu vực sân của bên mình (được phân chia bởi mặt phẳng lưới)
11.4- Tính điểm số và giao cầu
11.4.1- Trong trường hợp người đỡ giao cầu phạm lỗi hoặc quả cầu tiếp xúc với sân thuộc khu vực của bên đỡ giao cầu thì bên giao cầu sẽ được tính 1 điểm và người giao cầu tiếp tục được thực hiện quả giao cầu tiếp theo.
11.4.2- Trong trường hợp người giao cầu phạm lỗi hoặc quả cầu tiếp xúc với sân thuộc khu vực của bên giao cầu, thì người đang giao cầu sẽ bị mất quyền giao cầu và điểm số của hiệp đấu vẫn được giữ nguyên.
11.5- Giao cầu và khu vực sân bên đỡ giao cầu
11.5.1- Người giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp sẽ đứng trong khu vực giao cầu bên phải khi điểm số của hiệp đấu là không đều, hoặc khi điểm của bên đó ghi được là chẵn và sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên trái khi điểm số ghi được là lẻ.
11.5.2- Người đỡ giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp sẽ đứng trong khu vực giao cầu bên phải khi điểm số của hiệp đấu là không đều hoặc khi điểm của bên đó ghi được là chẵn và sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên trái khi điểm số ghi được là lẻ
11.5.3- Người đồng đội (thứ hai) của mỗi bên sẽ đứng ở khu vực giao cầu ngược lại so với người thứ nhất
11.6- Người giao cầu sẽ thực hiện giao cầu theo nguyên tắc tuần tự luân phiên giữa hai khu vực giao cầu phải, trái. Trừ những trường hợp được qui định tại điều 12 và 14.
11.7- Trong mỗi hiệp thi đấu, quyền giao cầu sẽ được thực hiện một cách tuần tự như sau: người giao cầu đầu tiên tiến hành giao cầu cho người đỡ giao cầu đầu tiên, tiếp theo quyền giao cầu được chuyển cho người đỡ giao cầu đầu tiên của đối phương thực hiện ở khu vực giao cầu bên phải, rồi đến người thứ hai (đồng đội) bên đối phương (theo điều luật 11.5) và tiếp tục được gặp lại cho đến hết hiệp thi đấu.
11.8- Không một người nào được giao cầu, đỡ giao cầu liên tiếp 2 lần trong một hiệp thi đấu hoặc thực hiện giao cầu và đỡ giao cầu không đúng lượt qui định. Trừ những trường hợp được qui định tại điều 12 và 14.
11.9- Bên nào thắng ở hiệp thi đấu trước sẽ được quyền giao cầu đầu tiên ở hiệp thi đấu tiếp theo.
12- LỖI GIAO CẦU

12.1- Lỗi giao cầu được xác định khi người chơi:
12.1.1- Giao cầu không đúng lượt
12.1.2- Quả cầu sau khi giao, tiếp xúc với sân ở ngoài khu vực đỡ giao cầu của đối phương.
12.1.3- Đứng giao cầu sai vị trí và giao cầu không đúng thứ tự qui định
12.2- Trong trường hợp phát hiện ra người giao cầu đứng sai vị trí qui định vào thời điểm quả giao cầu tiếp theo đã được thực hiện, thì lỗi này không phải sửa (kết quả vẫn được công nhận).
12.3- Trong trường hợp phát hiện ra lỗi đứng sai vị trí qui định trước khi thực hiện quả giao cầu tiếp theo sẽ theo những trường hợp sau:
12.3.1 - Nếu cả hai bên (giao cầu và đỡ giao cầu) đều phạm lỗi giao cầu. Đây là sẽ trường hợp giao cầu lại.
12.3.2- Nếu bên phạm lỗi đứng sai vị trí qui định mà ghi được điểm. Đây sẽ là trường hợp giao cầu tại
12.3.3- Nếu bên phạm lỗi đứng sai vị trí qui định mà không ghi được điểm, thì kết quả của hiệp đấu vẫn được công nhận.
12.4- Trong trường hợp phải giao cầu lại do các bên hoặc một bên phạm lỗi giao cầu, thì lần giao cầu lại này chỉ được thực hiện khi các bên đã tiến hành sửa chữa.
12.5- Trong trường hợp bên giao cầu phạm lỗi đứng sai vị trí qui định mà không ghi được điểm và kết quả vẫn được công nhận, thì vị trí đứng mới này sẽ được làm căn cứ duy trì cho tới hết hiệp đấu.
(không phải sửa quay về vị trí ban đầu).
13- LỖI
Là một lỗi khi phạm vào các điều sau:
13.1- Nếu giao cầu không đúng với các qui định tại các điều 9.1; 9.3 và 11.2
13.2- Nếu trong thi đấu vị trí quả cầu:
13.2.1- Tiếp xúc với mặt sân ở bên ngoài các đường giới hạn của sân (phần đế quả cầu không chạm vào vạch )
13.2.2- Quả cầu bay sang sân ở khu vực dưới lưới hoặc chui qua lưới
13.2.3- Quả cầu bay sang sân không qua lưới
13.2.4- Quả cầu chạm vào trần nhà hoặc tường.
13.2.5- Quả cầu chạm vào người hoặc quần áo của người chơi
13.2.6- Quả cầu chạm vào bất kỳ một đồ vật nào, người ngoài hoặc các vật xung quanh sân thi đấu.
13.3- Khi đánh cầu điểm tiếp xúc đầu tiên giữa vợt quả cầu ở ví trí thuộc khu vực sân của đối phương. Tuy nhiên khi đánh cầu, vợt hoặc một phần cơ thể có thể theo đà sang phần sân của đối phương (vượt qua mặt phẳng lưới)
13.4- Quả cầu đang trong cuộc mà người chơi vi phạm vào:
13.4.1- Vợt cầu lông, hoặc bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể bao gồm cả quần áo đồ trang sức chạm vào lưới.
13.4.2- Khi đánh cầu để vợt cầu lông hoặc một bộ phận cơ thế của người chơi vượt qua mặt phẳng lưới sang phần sân của đối phương. Trừ trường hợp được qui định tại điều 13.3.
13.4.3- Vợt cầu lông hoặc một bộ phận của cơ thể sang phần sân của đối phương ở khu vực dưới lưới hoặc có những hành động, biểu hiện gây cản trở tới việc đánh cầu của đối phương.
13.4.4- Khi quả cầu đã sang sân đối phương, có những hành động cản trở hoặc ngăn cản đối phương thực hiện đánh ở khu vực trên lưới.
13.5- Nếu trong thi đấu người chơi có những biểu hiện về hành động hoặc lời nói (hò hét) thiếu tôn trọng đối với đối phương.
13.6- Nếu người chơi mỗi lần đánh cầu phạm vào những điều sau:
13.6.1- Để quả cầu có thời gian dừng trên mặt vợt, sau đó mới đánh cầu.
13.6.2- Để vợt chạm vào quả cầu hai lần
13.6.3- Để quả cầu trước và sau khi đánh chạm vào đồng đội (người thứ hai).
13.6.4- Để quả cầu chạm vào vợt sau đó rơi xuống phần sân của mình
13.7- Nếu người chơi cố tình vi phạm hoặc tái phạm vào những trường hợp được qui định tại điều 16.
13.8- Nếu khi giao cầu quả cầu bay đi và mắc vào phần mép trên của lưới.
14- GIAO CẦU LẠI
14.1- Trọng tài chính sẽ là người quyết định về "giao cầu lại" trong thi đấu, hoặc sẽ do người chơi quyết định đối với những trận đấu khi không có trọng tài chính và trận đấu sẽ tạm thời được dừng lại.
14.2- "giao cầu lại" được trọng tài chính sử dụng khi xẩy ra sự cố bất ngờ trên sân, đó điều kiện khách quan ở trên sân ảnh hưởng đến việc thi đấu của người chơi.
14.3- Trong khi thi đấu quả cầu sau khi đánh đi mắc vào phần mép trên của lưới, đây là trường hợp "giao cầu lại". Trừ trường hợp giao cầu (điều 13.8)
14.4- Khi cả người giao cầu và đỡ giao cầu đều phạm lỗi trong khi giao cầu.
14.5- Người giao cầu thực hiện giao cầu trong khi khi người đỡ giao cầu chưa ở tư thế sẵn sàng. Đây là trường hợp "giao cầu lại"
14.6- Trong khi thi đấu các phần chính của quả cầu bị rời ra (không còn đảm bảo giữ đúng thiết kế tổng thể ban đầu). Đây là trường hợp "giao cầu lại".
14.7- Khi trọng tài biên không xác định được vị trí rơi của quả cầu và trọng tài chính cũng không thể quyết định được. Đây là trường hợp "giao cầu lại"
14.8- Khi người giao cầu vi phạm điều 12.3. Đây là trường hợp "giao cầu lại".
14.9- Khi giao cầu lại thì kết quả ở lần giao cầu đó sẽ không được công nhận và các bên sẽ thực hiện lại việc giao và đỡ cầu. Trừ khi vi phạm vào điều 12.
15- CẦU NGOÀI CUỘC
Cầu ngoài cuộc khi:
15.1- Quả cầu sau khi đánh đánh bị mắc vào lưới hoặc treo ở trên lưới.
15.2- Quả cầu sau khi đánh chạm vào lưới hoặc cột lưới rồi rơi thẳng xuống tiếp xúc với mặt sân của bên đánh cầu
15.3- Quả cầu tiếp xúc với mặt sân
15.4- Trong trường hợp đánh cầu vi phạm vào các " lỗi đánh cầu " hoặc "giao cầu lại".

16- TIẾN TRÌNH TRẬN ĐẤU, LỖI ĐẠO ĐỨC, KỶ LUẬT 16.1- Trận thi đấu cầu lông được tiến hành một cách liên tục, bắt đầu từ khi giao cầu đầu tiên đến khi trận đấu kết thúc. Trừ những trường hợp được qui định tại điều 16.2 và 16.3
16.2- Thời gian nghỉ giữa hiệp một và hiệp hai tối đa là 90 giây và thời gian nghỉ giữa hiệp hai và hiệp ba tối đa là 5 phút. Điều này được áp dụng bắt buộc cho các loại giải sau:
16.2.1- Các Giải thi đấu cầu lông Quốc tế
16.2.2- Các giải thi đấu cầu lông thuộc hệ thống thi đấu của Liên đoàn cầu lông Quốc tế (IBF)
16.2.3- Các giải thi đấu cầu lông nói chung. Trừ trường hợp các nước thành viên ra quyết định không áp dụng điều luật này.
(Đối với các trận thi đấu được truyền hình, trọng tài (BTC) sẽ có quyền quyết định trước về việc bắt buộc áp dụng điều luật 16.2 và qui định thời gian nghỉ)
16.3- Tạm dừng trận đấu
16.3.1- Trong trường hợp cần thiết trọng tài chính trên sân có thể quyết định cho tạm dừng trận đấu.
16.3.2- Trong trường hợp đặc biệt trọng tài điều hành có thể yêu cầu trọng tài chính trên sân cho tạm dừng trận đấu.
16.3.3- Trong trường hợp trận đấu bị tạm dừng, thì điểm số hiện tại của hiệp đó sẽ được giữ nguyên và được sử dụng để làm căn cứ khi trận đấu tiếp tục trở lại.
16.4- Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được phép dừng trận đấu để tạo lợi thế giúp cho một bên có thể hồi phục sức khoẻ hoặc lợi dụng sức gió để đánh cầu.
16.5- Chỉ đạo và rời khỏi sân thi đấu
16.5.1- Trong suốt quá trình thi đấu ở trên sân, người chơi không được phép nhận sự chỉ đạo của Huấn luyện viên. Trừ trường hợp nghỉ giữa hiệp được được qui định tại điều luật 16.2 và 16.3.
16.5.2- Trong suốt quá trình thi đấu ở trên sân người chơi không được phép tự ý rời khỏi khu vực sân thi đấu, nếu không được phép của trọng tài chính theo điều 16.2. Trừ khi nghỉ 5 phút giữa hiệp hai và ba.
16.6- Trọng tài chính ở trên sân sẽ người duy nhất quyết định việc tạm dừng trận đấu
16.7- Người chơi không được phép:
16.7.1- Tự ý trì hoãn hoặc có những biểu hiện kéo dài trận đấu.
16.7.2- Tự ý thay đổi, phá vỡ kết cấu của quả cầu làm ảnh hưởng đến tốc độ và đường bay của quả cầu.
16.7.3- Cư xử một cách thô bạo, hoặc hành động gây gổ trong thi đấu
16.7.4- Ngoài những điều luật được qui định trong luật cầu lông người chơi không được phép vi phạm lỗi về đạo đức.
16.8- Trọng tài chính có quyền kỷ luật đối những người chơi vi phạm các điều luật 16.4, 16.5, 16.7, bằng các hình thức:
16.8.1- Phạt cảnh cáo đối với người vi phạm
16.8.2- Phạt lỗi người vi phạm nếu trước đó người vi phạm đã bị phạt cảnh cáo.
16.8.3- Trong trường hợp người chơi cố tình vi phạm hoặc không chịu tiếp thu sửa chữa, trọng tài chính phải báo cáo ngay với trọng tài điều hành về vấn đề này. Trọng tài điều hành có quyền quyết định truất quyền thi đấu của bên vi phạm.
17- QUYỀN HẠN CỦA CÁC TRỌNG TÀI VÀ KHIẾU NẠI

17.1- Trọng tài điều hành giải là người có toàn bộ thẩm quyền quyết định về các vấn đề chuyên môn của giải, trong đó các trận đấu là một phần quan trọng của giải.
17.2- Trọng tài chính là người chịu trách nhiệm về trận đấu, sân bãi và các dụng cụ trang thiết bị liên quan ở trên sân. Thực hiện chế độ báo cáo với trọng tài điều hành.
17.3- Trọng tài giao cầu là người xác định và thông báo về lỗi giao cầu (theo điều luật 9 ) khi người giao cầu phạm lỗi.
17.4- Trọng tài biên là người xác định vị trí quả cầu tiếp xúc với sân ở vị "trong" hoặc "ngoài".
17.5- Trọng tài sẽ là những người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng theo nhiệm vụ được phân công.
17.6- Trọng tài chính sẽ:
17.6.1- Là người thi hành và tuân thủ theo các điều của luật Cầu lông, xác định về:."lỗi", hoặc "giao cầu lại" nếu có
17.6.2- Là người đưa ra quyết định giải quyết các sự việc mâu thuẫn xẩy ra ở trên sân nước quả giao cầu kế tiếp theo.
17.6.3- Là người điều khiển, cung cấp thông tin về tiến trình của trận đấu cho người chơi và khán giả.
17.6.4- Là người bổ nhiệm hoặc bãi chức các trọng tài biên, trọng tài giao cầu sau khi đã tham khảo ý kiến của trọng tài điều hành.
17.6.5- Trong trường hợp ở trên sân có trọng tài chưa được phân công nhiệm vụ, trọng tài chính phải có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho trọng tài này.
17.6.6- Trong trường hợp trọng tài ở trên sân bị che khuất tầm nhìn, trọng tài chính sẽ là người thực hiện thay nhiệm vụ của trọng tài đó hoặc đưa ra quyết định "giao cầu lại" nếu như không xác định được chắc chắn. Trọng tài chính cũng có thể đưa ra quyết định thay thế trọng tài khác (nếu thấy cần thiết)
17.6.7- Trọng tài chính báo cáo cho trọng tài điều hành về biên bản của trận đấu và những vi phạm của người chơi theo điều 16 (nếu có)
17.6.8- Trong quá trình thi đấu trọng tài điều hành nhận được các khiếu nại liên quan đến luật thi đấu. Toàn bộ những khiếu nại này phải được giải quyết ngay trước quả giao cầu tiếp theo hoặc ngay sau khi kết thúc trận đấu, trước khi bên khiếu nại rời khỏi sân thi đấu.
PHỤ LỤC 1
SÂN CẦU LÔNG CHO THI ĐẤU ĐƠN VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ
1. Sân cầu lông cho thi đấu đơn được giới hạn bởi hai đường biên dọc song song với đường biên đọc của sân đôi (đường biên dọc không đi qua chân cột lưới) và hai đường biên ngang trùng với sân đôi. Cũng có thể sử dụng cột lưới hoặc băng vải có độ rộng 40mm gắn vào hai bên lưới theo chiều thẳng đứng để xác định giữa sân đánh đôi và đơn.
2. Ở những nơi không đủ diện tích để kẻ sân thi đấu đôi thì có thể kẻ sân thi đấu đơn (như hình vẽ). Đường giới hạn phát cầu dài của sân đánh đơn chính là đường biên ngang và cột lưới của sân thi đấu đơn sẽ nằm trên đường biên dọc của sân đơn.
PHỤ LỤC 2
QUI ĐỊNH VỀ HIỆP, ĐIỂM THI ĐẤU THÊM
Qui định về điểm thi đấu thêm trong luật cầu lông sẽ được làm rõ như sau:
1. Khi một bên dẫn trước ở tỷ số 14 đều đã tiến hành ấn định (lựa chọn) điểm số kết thúc hiệp đấu (điều luật 7.4), thì sau đó không một bên nào được phép thay đổi điểm số kết thúc này.
2. Điều luật 8.1.3 sẽ được làm rõ như sau:
Trong hiệp đấu thứ 3 hoặc đối với trận thi trận đấu chỉ có 1 hiệp, khi một bên đạt trước được số điểm:
+ 6 điểm đối với hiệp đấu 11 điểm
+ 8 điểm dối với hiệp đấu 15 điểm
PHỤ LỤC 3
QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG CÁCH TÍNH ĐIỂM 21Nếu hiệp thi đấu được ấn định là 21 điểm thì sự thay đổi được qui đính như sau:
1. Điều luật 7.3 sẽ được sửa lại hiệp đấu sẽ được kết thúc ở 21 điểm thay vì kết thúc ở 15 điểm.
2. Điều luật 7.4 sẽ được sửa lại hiệp đấu sẽ được kết thúc ở 21 điểm thay vì kết thúc ở 11 điểm
3. Điều luật 7.4 sẽ được sửa lại:
7.4- Trong trường hợp điểm số của hiệp đấu là 20-đều, bên dẫn trước ở tỷ số này sẽ được quyền lựa chọn một trong hai điều luật 7.4.1 hoặc 7.4.2
4. Điều luật 7.4.l sẽ được sửa lại:
7.4.1- Hiệp thi đấu được kết thúc ở điểm 21 (Không đặt thêm điểm)
5. Điều luật 7.4.2 sẽ được sửa lại:
7.4.2- Hiệp thi đấu được kết thúc ở điểm 23
6. Điều luật 8.1.3 sẽ được sửa lại:
8.1.3-......Các bên sẽ tiến hành đổi sân khi một bên đạt trước được số điểm của hiệp đấu: là 11 điểm.
 
Top