Lễ hội phố hoa Hà Nội: Sao có thể như thế?!

ax_girl

Narin
Staff member
Lễ hội phố hoa Hà Nội: Sao có thể như thế?!
ImageView.aspx
Những manơcanh mặc áo dài được kết bằng hoa bị vặt trụi, ban tổ chức phải thay bằng áo vải và gom về một chỗ - Ảnh: Cù Zap
TT - Lần đầu tiên Hà Nội có phố hoa, lần đầu tiên người Hà Nội được dự một lễ hội đường phố lộng lẫy mà tinh tế như thế, do chính bàn tay và những tâm hồn yêu Hà Nội sáng tạo, không cần đến ngân sách nhà nước. Nhưng...

Nhưng cũng qua lễ hội lần đầu tiên thật sự xã hội hóa này, với hàng vạn con người Hà Nội đang thưởng thức lễ hội hoa đêm 31-12-2008, có thể thấy hết những mặt trái của văn hóa, của thói quen ứng xử, của tinh thần công dân...
Mạnh ai nấy phá
21g ngày 31-12-2008, phần lễ kết thúc. Ống kính truyền hình trực tiếp đóng lại. Các quan chức ra về. Bộ phận công an làm nhiệm vụ bảo vệ tháo dây giăng xung quanh khán đài, cho bà con vui hội có thể vào lễ đài thưởng thức những nét kiêu hãnh và tinh tế của đôi rồng chầu dưới chân tượng vua Lý Thái Tổ, do nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng kỳ công làm suốt hơn một tháng trời. Tấn thảm kịch bắt đầu. Mạnh ai nấy vặt. Những vảy rồng được kết bằng những cánh hồng môn tơi tả. Cạnh đó, những chậu hoa cảnh bày trên sân khấu bị những con người ăn mặc rất thanh lịch thản nhiên... bê đi.

“Làm sao chúng tôi dám làm...”
Phố hoa Hà Nội không phải chỉ của nghệ nhân. Nó là tấm lòng của người yêu Hà Nội với thành phố của mình. Nhưng tình yêu không được đón nhận đúng mức mà còn bị hủy hoại thì tất yếu nó phải bị thui chột.
Một thành viên ban tổ chức giọng khản đặc nói với chúng tôi qua điện thoại vào sáng 1-1-2009: “Thành phố ghi nhận thành công của phố hoa và yêu cầu chúng tôi giữ phố hoa thêm hai ngày, tức kéo dài đến 6-1 thay vì 4-1. Còn đề nghị chúng tôi làm phố hoa cả tết âm lịch. Nhưng như thế này thì làm sao chúng tôi dám làm, còn nhiệt huyết đâu nữa mà làm...”.
Những chiếc chuông gió, lồng chim... đang được cầm trên tay nhân viên ban tổ chức cũng bị cướp một cách rất thản nhiên. Một nhân viên bảo vệ phẫn nộ quá văng tục, người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức quay lại mắng: "Ăn nói vô văn hóa thế à!". Người bảo vệ trẻ nghẹn ngào: "Anh mới là người vô văn hóa, anh dẫn con theo mà vẫn ăn cướp hoa giữa đường thế à?". Người đàn ông thản nhiên ôm chậu hoa dắt con đi thẳng.
Không một bóng dáng công an mặc sắc phục nào. Họ đã tản đi từ khi kết thúc phần lễ khai mạc. Chúng tôi hỏi ban tổ chức thì được biết: "Ðã có hợp đồng bảo vệ với công an thành phố nhưng họ bảo chỉ bảo vệ an ninh trật tự, còn các nghệ nhân và ban tổ chức phải tự bảo vệ lấy tài sản của mình".
Bên kia đường dãy phố Ðinh Tiên Hoàng sát bờ hồ Hoàn Kiếm, 300 nhân viên bảo vệ của Công ty bảo vệ Trường Sơn đang căng hết từng dây thần kinh để đối phó với những bàn tay vô tình cứ điềm nhiên thò ra vặt, ngắt, bẻ. Những bàn chân cứ hồn nhiên giẫm đạp để tìm một thế đứng đẹp, mong có một kiểu ảnh độc đáo đêm cuối năm.
Cả một rừng lau trắng vừa mới phơ phất trước đó không đầy một giờ, chỉ sơ sểnh vài phút quay lại đã lưa thưa xơ xác. Cả một gánh hàng hoa bị nhấc gọn bởi một gia đình nào đó gồm đủ bố, mẹ, hai con nhỏ. Có cây trị giá đến 20 triệu đồng bị vặt không còn một cái lá. Những giá nến lung linh giữa phố bị thổi tắt và cướp sạch từng cây một. Thảm cỏ nhung mịn màng làm nền cho dãy phố gốm bị xéo nát...
Chưa hết, đến nửa đêm, cả ban tổ chức và toàn đội vệ sĩ hú hồn vì người dân quanh hồ đốt... thiên đăng, đèn bay lên rồi rơi xuống đúng vào mái lá của một shop hoa. Vệ sĩ ra sức dập lửa rồi báo công an quận ngay gần đó. Công an trả lời: không có luật nào cấm dân đốt đèn. Chiếc đèn được trả lại cho các chủ nhân vô tư của nó ngay sau đó.
Trắng đêm thức cùng hoa

ImageView.aspx
Cửa hàng hoa lụa này phải phủ bạt và cử người trông vì sợ “hoa tặc” tấn công - Ảnh: Cù Zap
Ðêm 27-12-2008, hơn 40 thợ của làng nghề Pháp Vân đã phải đi bộ hơn 15km để khiêng hai con rồng từ làng mình đến chân tượng đài Lý Thái Tổ, họ lặng lẽ đi từ 12 giờ đêm đến tận 4 giờ sáng mới đến nơi.
Ðêm 28-12-2008, không ai trong số các nghệ nhân được chợp mắt vì tất cả phải cùng bà con họ hàng, bạn bè trân mình ra ôm lấy những chậu hoa, cành hoa cùng với cốt của những con rồng, con phượng mà mình vừa dựng xong trước cơn cuồng phong của hàng chục vạn người hâm mộ bóng đá đổ ra đường mừng đội tuyển VN chiến thắng. Hoa và cây đã bị hỏng đáng kể nhưng họ âm thầm làm lại, tự bỏ tiền ra mua thêm hoa, thêm cây, cái nào hỏng đến mức không sửa được thì làm mới. Tất cả cho một ngày hội đẹp đẽ của Hà Nội.
Và đến đêm 31-12... Chủ shop hoa Sáo - một trong những shop hoa nổi tiếng nhất Hà Nội về hoa cưới - cho biết chị đã từ chối hàng chục hợp đồng làm hoa cưới, trong đó có cả hợp đồng 150 triệu đồng ở khách sạn Melia, chỉ để toàn tâm toàn lực cho phố hoa, nhưng nhìn sự tàn phá này chị chịu không nổi. Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng mặt mày hốc hác vì năm đêm không ngủ, nhìn đôi rồng bị bóc vảy tả tơi, ứa nước mắt: "Sao người ta có thể đối xử với hoa như thế!".
ImageView.aspx
Dù có bảo vệ nhưng nhiều bạn trẻ vẫn giẫm đạp lên hoa để tìm lối đi cho riêng mình - Ảnh: Cù Zap
Buồn như vậy, chán như vậy nhưng tất cả các nghệ nhân, các chủ hàng hoa lại gọi điện cho các mối cung cấp hoa mang hoa đến ngay trong đêm để "hàn gắn" lại những vết thương nham nhở của phố hoa. Ban tổ chức cho biết dù đã dự phòng kinh phí thay hoa tươi hằng ngày khoảng 10 triệu đồng/ngày, nhưng với sự tàn phá như đêm 31-12-2008 chắc chắn kinh phí mua hoa mới sẽ tăng ít nhất gấp đôi vì còn phải thay bông lau mới, cỏ nhung mới, nến mới... Ngoài ra còn có những thiệt hại không làm lại được như việc bê trộm các gánh hàng hoa, vặt trụi các cây thế quý...

Ðêm rất khuya, chúng tôi ra về trong khi dòng người vẫn nườm nượp chảy qua phố hoa. Ða số đi thưởng lãm hoa, nhiều lời trầm trồ khen ngợi. Nhưng cũng không ít bàn chân vô tình và những bàn tay tham lam chỉ chực thò ra bẻ, ngắt, phá...
Sáng năm mới hàng vạn người lại đổ về bờ hồ chiêm ngưỡng phố hoa. Có ai biết những người yêu hoa vừa trải qua một đêm bão táp. Hoa Hà Nội vì thế vẫn cần lắm tấm lòng của những công dân có ý thức.
(TTO)
 

coffee_love

New Member
Hà Nội, dân Hà Nội lâu nay rất kiêu hãnh mình là dân của thủ đô nước VN, là ng` nói tiếng phổ thông! sao lại thế nhỉ?? đường hoa tổ chức ở Tp.HCM bao lâu nay, có chuyện gì đâu, còn nói về độ thẩm mĩ, HN còn học Tp.HCM nhiều lắm!!
1 dấu chấm hỏi to đùng cho cái gọi là văn hóa của người dân thủ đô!!:union-34:
 

Drababy

New Member
Ừ,tin tức trên VTV3 hôm nay cũng chua thêm câu đó,đường hoa thì TPHCM,Đằ Nẵng cũng tổ chức lâu òi mà có chuyện gì đâu,người dân thủ đô cần xem lại ý thức của mình...
Trong tin thời sự,nói "đơn giản là muốn kiểm tra hoa thật hay giả,cũng làm hỏng,hoặc như vô ý thức,vì muốn chụp 1 hình mà đè hết cả hoa..."
Sắp 1000 năm tuổi òi...:-?:union-14:
 

ax_girl

Narin
Staff member
Người HN vốn dĩ là những con người có nhận thức sâu sắc, tiến bộ. Khoảng từ những năm 1970 cho tới bây giờ, người dân HN gốc đổ đi tứ xứ, còn ở HN thì dân tỉnh nhập vào rất nhiều, vừa rồi còn sát nhập tỉnh lẻ vào HN nữa mà. Đó cũng là lí do mà Hn bây giờ có tỉ lệ người mù chữ cao nhất VN.
Vì vậy, bây giờ người Hà Nội chính gốc không nhiều, ý thức người dân kém cũng phải, giờ mà về Hà Nội cũng chán lắm, chẳng bằng ở Sài Gòn này. Một phần cũng do ở SG quen rồi, thích SG mất òi \:D/
 

Drababy

New Member
Anh cũng thích SG,không muốn đi đâu hết,dù sao đối với anh,SG là nhất \:d/
Tại ax bỏ HN vô đây đó :|
 

Kumiho

Never die
mình là người SG 100% nên thấy người SG là nhứt ^^
dù sao cũng fải xem xét lại văn hóa của thủ đô. như vậy xấu mặt cả nước wá :union-81:
 

ax_girl

Narin
Staff member
TT - Một thành viên ban tổ chức, luật sư Trần Thùy Chi cho biết: “Dù khó khăn đến đâu cũng sẽ cố gắng thay mới và giữ gìn hoa cho phố hoa kéo dài hết ngày 4-1, theo đúng lịch trình ban đầu”.



ImageView.aspx
Những chiếc áo dài đã được gắn hoa lại - Ảnh: cù zap

Suốt đêm 2-1, các nghệ nhân và công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã thức trắng để làm lại các tiểu cảnh, cắm lại hoa, tưới cây, tưới cỏ. Các thợ điện lắp lại 100 bóng đèn chiếu sáng đã bị đập vỡ. Sáng 3-1, toàn bộ hoa cũ, héo đã được thay mới. Lượng hoa này do ban tổ chức bỏ tiền mua của Dalat Hasfarm và chở từ Đà Lạt ra trong chiều 2-1, chưa có con số thống kê chính thức về số tiền thiệt hại (Dalat Hasfarm nhận tài trợ hoa cho lễ hội nhưng chỉ là lượng hoa ban đầu, cả ban tổ chức và nhà tài trợ hoa đều không ngờ lượng hoa phải bổ sung hằng ngày lớn như vậy).
Tuy nhiên, phố hoa không thể khôi phục vẻ đẹp ban đầu do có nhiều tiểu cảnh đã bị phá vỡ, nhiều chậu, bình hoa, cây cảnh đã bị ăn cắp, con đê để đặt đầu lân bị sập cũng không khắc phục được, rồng và phượng chi chít vết móng tay bấm “thử xem có phải hoa thật không” nên đã đen bầm. Những viên gạch đỏ làm nền cho một số tiểu cảnh cũng đã bị người dân bưng về nhà “lấy lộc - vì màu đỏ” cũng sẽ không được lát lại nữa, vì lượng gạch đặt làm có số lượng nhất định.
Nguyên nhân của việc cướp phá này được một số nhà văn hóa lý giải: Hà Nội có quá ít chỗ vui chơi, thanh niên Hà Nội “đói” văn hóa quá lâu. Một số người thì trách ban tổ chức đã không tiên liệu được tình trạng người đi dự lễ hội đông đúc như vậy để triển khai các biện pháp bảo vệ kịp thời: cấm đường, tăng cường lực lượng công an, cấm hàng rong…
Với những nguyên nhân cụ thể này, bà Nguyễn Thị Hoa - phó giám đốc Trung tâm Triển lãm nghệ thuật VN, phó ban tổ chức - cho biết: “Chúng tôi đã đặt vấn đề xin cấm đường ngay từ lúc được cấp giấy phép làm phố hoa nhưng sau rất nhiều lần đề nghị, lãnh đạo thành phố vẫn không đồng ý với lý do đây là tuyến đường giao thông quan trọng. Cần lưu ý giùm cho chúng tôi là đường hoa Nguyễn Huệ, TP.HCM được cấm đường cả hai tuần trước để thi công, trong khi chúng tôi chỉ được phép triển khai có ba đêm trước ngày khai mạc, với diện tích và chiều dài tương đương và chỉ được cấm đường có vẻn vẹn một giờ rưỡi trong đêm khai mạc lễ hội”.
Lực lượng công an, tiếp thu các ý kiến của công luận cũng như được sự chỉ đạo từ cấp trên, đã hoạt động tích cực hơn. Sáng 3-1, hầu hết hàng rong bán rượu, mực nướng, chè chén, bánh kẹo… dọc khu vực phố hoa đã bị dẹp, công an cũng đã nghiêm cấm thả đèn trời trong khu vực phố hoa có nhiều tranh tre, nứa lá, vải và hoa khô - toàn các chất dễ cháy.
Sự phá phách đã được chỉnh sửa. Nhưng sức người có hạn nên theo luật sư Trần Thùy Chi: “Dù được thành phố Hà Nội đề nghị, chúng tôi vẫn không thể tổ chức ngày lễ hội phố hoa cho Tết Nguyên đán vì còn phải tính đến yếu tố tài chính và sức người. Chúng tôi cũng mong các cấp chính quyền và cơ quan chức năng tạo điều kiện hơn nữa về chính sách và bảo vệ an ninh trật tự để các tổ chức và cá nhân thật lòng muốn cống hiến tài năng, tâm huyết cho thủ đô được yên tâm thực hiện trọn vẹn những đam mê của mình. Có như vậy phố hoa năm sau mới được làm đẹp hơn, an toàn hơn và có thể là trên một diện tích lớn hơn, vòng quanh bờ hồ chẳng hạn”.



Ý thức công dân
Đây không phải là lần đầu ta nhận thức được ý thức công dân quá kém của một bộ phận người mà ta luôn tự nhủ “chỉ là thiểu số không đáng kể”. Để rồi cái “thiểu số không đáng kể” kia sẽ âm thầm sinh sôi nảy nở đến một ngày nào đó ta chỉ còn biết chép miệng trong sự bất lực! Từ sự tàn phá tương tự trong “lễ hội hoa anh đào”, chẳng lẽ ta không rút ra được một bài học nào? Ý thức công dân là một khái niệm trừu tượng, nhưng chính khái niệm trừu tượng ấy nếu ta không khéo nuôi dưỡng và uốn nắn kịp thời thì một ngày nào đó nó sẽ biến thành sức mạnh vật chất xóa tan tất cả thành quả mà ta đã dày công xây dựng. Không thể xem việc vặt, ngắt, bẻ, giẫm đạp cây xanh, thảm cỏ và cướp cây cối chỉ là chuyện nhỏ. Một câu hỏi “Sao có thể như thế?!” như còn hoài nghi, như không tin rằng nó có thật. Phải chăng vì mỗi công dân có ý thức không bao giờ nghĩ có chuyện xảy ra như thế giữa mảnh đất Thăng Long nổi tiếng nghìn năm văn vật.
Khi ý thức công dân không đủ khả năng miễn nhiễm đối với những thói hư, tật xấu thì cần lắm những liệu pháp răn đe nghiêm khắc! Không thể chỉ với những lời kêu gọi tự giác chung chung và ký các cam kết không vi phạm là có thể yên tâm rằng xã hội sẽ được tốt đẹp.
Phấn Trắng
V.H
 

coffee_love

New Member
Nhà văn Băng Sơn: 'Xấu hổ cho người Hà Nội'
"Đa số có thói quen không can thiệp vào chuyện người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ va chạm, sợ trách nhiệm... Đó là cái kém của người Hà Nội", nhà văn Băng Sơn chia sẻ sau sự kiện phố hoa bị tàn phá.
> Tan hoang phố hoa Hà Nội/ Video phố hoa bị phá hoại
- Khi biết tin Hà Nội tổ chức Lễ hội phố hoa ông cảm thấy thế nào?
- Ngay từ khi các khâu chuẩn bị lễ hội bắt đầu, tôi đã bảo con trai chở xe đạp đi dọc phố hoa. Việc tổ chức quả rất công phu. Ý tưởng làm một phố hoa rất tốt.
Tuy nhiên, làm cổng chào bằng quạt khô, chơi hoa cúc theo từng giỏ một nở lấm tấm như thế thì chưa phải là người Hà Nội. Đó là hoa của người Nam Bộ. Nếu đi vào các gia đình ở thủ đô, sẽ thấy Tết đến, họ chỉ chơi hoa đào, hoa mai và hoa hồng. Có lẽ cũng thông cảm vì tổ chức lễ hội hoa hơi sớm trong khi hoa Hà Nội chưa nở kịp.
Tiểu cảnh phố cổ Bát Tràng cũng có người khen nhưng chê nhiều hơn, chê như là hàng mã và trông lụn vụn, không toát được hồn phố cổ. Riêng 2 con rồng được kết bằng hoa hồng môn công phu nhưng không có cái tư thế vận động...
onglao.jpg
Nhà văn Băng Sơn. Ảnh: Anh Thư.
- Cảm giác của ông khi phố hoa bị tàn phá tơi tả ngay sau khi khai hội?
- Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng.
Vậy mà ở đây có người rút cả cành lau, dẫm lên những bông hoa đẹp. Hoa không có lỗi mà người đi chơi có lỗi. Người Hà Nội cần phải rút kinh nghiệm.
- Ông đánh giá thế nào về ý thức người Hà Nội qua vụ việc này?
- Ngày xưa, nàng Giáng Kiều đi hội hoa xuân, chỉ vô tình làm gẫy cành mẫu đơn mà bị trói. Lúc ấy chàng nho sinh Từ Thức đi qua liền cởi áo đền cho người bán hoa. Người xưa cách đây hàng nghìn năm còn ý thức được như thế, chúng ta mang danh hiện đại, thế mà đi chơi hoa lại bẻ cành, phá hoa làm xấu tiếng cả dân thủ đô.
Hôm qua về tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, tính cách hào hoa của người Hà Nội ở đâu, phong nhã văn minh ở đâu, thì thấy chất Hà Nội kém quá, thấy xấu hổ cho người Hà Nội. Những hành động bẻ cành, phá hoa chỉ của một bộ phận nhỏ, nhưng tác động của nó thì rất lớn và để lại hậu quả, tiếng xấu cho người Hà Nội nói chung.
- Khi thấy có người ngắt cành bẻ hoa, nhiều người khác chứng kiến nhưng không tỏ thái độ bất bình hay ngăn cản. Ông nhận xét điều này thế nào?
- Đa sốchúng ta có thói quen không can thiệp vào chuyện của người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy một hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ đánh nhau, sợ va chạm, sợ trả thù, sợ trách nhiệm... Đó cũng là cái kém của người Hà Nội.
Ngoài ra, hội hoa lần này cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Ban tổ chức công phu nhưng chưa đến nơi đến chốn, người dân thì thiếu ý thức, không tôn trọng những lao động của người khác...
hoa.jpg
Người ta phải chăng những sợi dây thừng để tránh người đi chơi bẻ, rút hoa. Ảnh: Hoàng Hà. - Có ý kiến cho rằng, sự pha trộn nhiều nền văn hóa đang làm phai nhạt những nét riêng của người Tràng An. Ông nghĩ sao về điều này?
- Thực tế đã xảy ra, nhưng chúng ta không thể mong chân núi Ba Vì thành phố Hàng Ngang, Hàng Đào được. Thành phố phát triển đã làm mất đi làng hoa Ngọc Hà, mất một vùng đào Nhật Tân và nhiều thứ khác nữa. Nếu tình hình quản lý thành phố lỏng lẻo như thế này, chúng ta chưa phát triển vùng xứ Đoài cũ thì đã làm mất đi nền văn hóa.
- Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao ý thức người dân?
- Xây dựng văn hóa phi vật thể thì không thể là ngày một ngày hai mà phải có quá trình dài lâu. Bây giờ Hà Nội còn có người văn hóa hết lớp 2, vậy phải nâng tầm lên. Cái đó không thể làm nhanh chóng được. Trong thành phố cũng rất nhiều người nói ngọng, cái đó phải cũng cần có một quá trình. Cái tốt tiêm nhiễm vào con người ta phải 5 năm 10 năm, nhưng cái xấu chỉ cần một giờ, một phút.
Rút kinh nghiệm từ việc này, tôi cho rằng, sang năm các nhà tổ chức vẫn sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội hoa. Tuy nhiên đến lễ hội 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các nhà chức trách, chính quyền phải chuẩn bị công phu và hợp lý hơn.
Người Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm, nhất là lớp thanh niên mới lớn, di cư ở các nơi về, họ chưa ý thức được họ là người Hà Nội, phải là người có văn hóa.
Anh Thư thực hiện
Ý kiến độc giả
Người gửi: Phan Minh Ngọc
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đã đi xa hơn 20 năm. Tôi luôn tự hào và lắng đọng ân tình với Hà Nội nghìn năm văn vật. Người Hà Nội có văn hóa, tinh tế và tự trọng, đó là sự thật. Tiếc thay sự thật đó là trong ký ức xa xưa của tôi.
Còn nay, ai đã phá phố hoa Hà Nội? Ai đã và đang làm mất đi nét văn hóa, sự tinh tế và lòng tự trọng trong người Hà Nội? Nhìn những bộ mặt hả hê vì "chiến lợi phẩm" hoa trên tay, nhìn những bước chạy đạp trên cỏ... có thể thấy ý thức của họ thấp đến chừng nào. Tôi đề nghị nên có hình thức bêu gương những khuôn mặt phá hoại, thiếu văn hóa này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Người gửi: Hồ Tuấn
Sau khi đọc các bài viết về lễ hội hoa ở Hà Nội bị tàn phá, tôi cảm thấy xấu hổ cho ý thức quá kém của một bộ phận người dân đã góp tay phá nát hội hoa. Thật buồn cho các nhà tổ chức và những người tâm huyết khi muốn mang một nét văn hoá Việt, một nét đẹp tao nhã của Hà Nội để quảng bá cho khách thập phương và không ít khách tham quan ngoại quốc. Người nước ngoài họ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những cảnh tượng không mấy đẹp mắt và thiếu văn hoá như vậy.
Với những người phương Tây, khi ăn kẹo cao su họ còn gói vào giấy rồi đến thùng rác mới vứt. Tại sao ở đất nước họ lại có những công viên, những vườn hoa bạt ngàn không ai bẻ lấy một bông... Chính ý thức của họ tạo nên những phong cảnh, hình ảnh đẹp trong cuộc sống và môi trường thiên nhiên.
Người gửi: Trịnh Văn Danh
Người Hà Nội luôn tự hào với câu: "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Nhưng sự vô ý thức của một bộ phận rất nhỏ người dân đã làm xấu đi hình ảnh vồn là tự hào của người dân thủ đô.
Lễ hội phố hoa từng được tổ chức rất thành công ở Đà Lạt, TP HCM. Người dân ở đây đã thể hiện ý thức rất tốt, cái đẹp được tôn trọng, mọi người ai cũng được thưởng thức. Người Hà Nội sẽ nghĩ gì nếu khách du lịch quốc tế đến tham quan và nhìn thấy cảnh tan hoang của phố Hoa, nhìn thấy ý thức của một bộ phận người dân thủ đô đã làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.


(VnExpress)
 

[Pu]

Nắng nhuộm tàn lá phong..
Staff member
H đường hoa tổ chức ở Tp.HCM bao lâu nay, có chuyện gì đâu,
Ai nói anh thế? 1 năm trước báo chí VN cũng um sùm vụ đường hoa Nguyễn Huệ cơ mà!! Ngắt hoa rùi tùm lum trò TP.HCM cũng có chứ bộ!! :union-43:
 

coffee_love

New Member
đó là 1 vài cá nhân số rất nhỏ ở tp,ở đâu mà ko có ng` này ng` kia?
cái lên án của HN lần này là cái tính bàng quang, coi như ko, thấy ng` ta trộm cắp, hái hoa bắt chước làm theo, cái tính chiếm của công thành của riêng....ở tp, tất nhiên vẫn có cảnh cố chen vào chụp hình, nhưng xét trên cái tổng thể, ý thức giữ gìn của ng` dân tp.HCM tốt hơn nhiều!!
 

[FireBoy]

New Member
ừ, năm nào cũng đi đường hoa Nguyễn Huệ, em thấy ít bảo vệ lắm nhưng mà người đi xem hoa thì khá là ý thức ( mặc dù cũng có vài người đi lên cỏ hay ngắt hoa nhưng ko đến nỗi bưng cả chậu hoa của người ta về nhà ). Rồi Hội hoa ở công viên 23/9, toàn mai, lan đẹp xếp đầy ra công viên nhưng đâu có chuyện vặt trụi lá như vậy. Ở HN có lẽ người ta quá chú trọng cái lợi của mình mà ko nghĩ tới cộng đồng.
 

[Pu]

Nắng nhuộm tàn lá phong..
Staff member
Oài, anh Cóc với pé FB có đi tầm 1h sáng hok? Em năm trc đi cỡ đó với thằng anh, thấy ngừi thanh lịch lẫn ko thanh lịch thản nhiên bê cả chậu bông về!!! Có thì em mới nói!! Chắc là thiểu số như anh Cóc nói, nhưng khoảng độ 30 người mà đầy cả con đường trong 2 tiếng thì có là thiểu số ko?
 

ax_girl

Narin
Staff member
Ý anh Cóc nói là người dân HN bàng quang với những điều xấu, thậm chí còn bắt chước làm theo thôi mà anh Pu.
Thì ở đâu chả có người này người nọ, những hành vi vô ý thức đó vào giờ không có bảo vệ canh mà có thì cũng bó tay thôi. Có bao nhiêu người, làm những gì thì không biết, đa số hay thiểu số em cũng không nắm được, chỉ biết kết quả là đường hoa Nguyễn Huệ sau một đêm vẫn còn đẹp chán so với phố hoa ở HN. Ban tổ chức ở đâu cũng có tính toán trước, biết là sẽ có thất thiệt, nên cũng đc tài trợ kinh phí để bổ sung hàng ngày. Vậy mà ban tổ chức và nhà tài trợ cho phố hoa HN lần này cũng đâu ngờ rằng thiệt hại lớn đến vậy, dù chỉ mới mở có một đêm. Cái này thì chắc chắn là TP.HCM không bị vậy òi.
 

coffee_love

New Member
mà cãi qua cãi lại chi!! đã nói là ở đâu cũng có ng` này ng` kia, dù là 1 đất nước văn minh lịch sự bật nhất vẫn phải có, nhưng nhìn vào cái lớn, cái kết quả thu được, tp.HCM và HN thì khác nhau thế nào? khỏi nói ai cũng biết hén; BTC HN đã rút kinh nghiệm từ hồi đợt tổ chức lễ hội hoa anh đào rồi, đợt đó qui mô ko lớn, nhưng xét về..."độ mất mặt" lớn hơn vụ lần này nhiều! lần đó ng` Nhật "ngơ ngác nai vàng" với người Hà Nội (mà trong mắt họ là ng` VN). Vấn đề là họ chưa tìm ra được phương pháp hợp lý thôi!! vì...tổ chức đường hoa, mà căng nguyên sợi dây thừng ngăn lại thì còn đẹp ko nhỉ?:union-34:
 

Drababy

New Member
Pu Póng chỉ giỏi cãi ngang :| Chắc là đi coi ngày cuối :| Ngày cuối ở 23/9 thì khỏi nói òi :| Giờ đó người bán cũng không có ý định bưng về,nên bỏ đó,người ta bưng về giùm thôi mà :)) :union-101:
 
Top