Lãng mạn Toán học

huynhnguyen

New Member
Hi

Mời các bạn thử suy nghĩ về 1 bài toán vui sau đây :

4 ông A B C D đi uống nước. Tổng số tiền phải trả là 25 đ.
A B C mỗi ông trả 10 đ. Ông D không trả (sếp đấy)

Bà chủ thối 5 đ.

Ông D lấy 2 đ, còn lại 3đ chia đều cho 3 ông kia.

A B và C nghĩ : vậy mỗi ông chỉ chịu thiệt có 9đ, cộng với số tiền ông D giữ : 9*3 +2 = 29 đ

Vậy rốt cuộc thiếu 1 đ ? Vậy đồng đó ở đâu ?

Ai giải thích dùm tôi chí lí, sẽ được một .... bài toán hay nữa để suy tư !!! :D

huynhnguyen
 

huynhnguyen

New Member
TUỔI THƠ CỦA CÁC THIÊN TÀI TOÁN HỌC :

Tia chớp thiên tài thường lóe ra rất sớm, điều này ta đã thấy qua cuộc đời của các nhà soạn nhạc, Văn học hay cả Toán học cũng vậy.

6 tuổi, nhà nữ Toán học người Nga CÔ-VA-LÉP SCAI-A đã tìm đọc sách Toán cao cấp; 8 tuổi, Blaise Pascal đã tự học tính toán. :-B :-B :-B đến năm 12 tuổi, ông đã tự chứng minh được 32 định lý Toán học của Ơ-clít.

Khi đối chiếu tiểu sử của 92 nhà Toán học xuất sắc trên thế giới thì tài năng thể hiện như sau:

- 32 người trước 10 tuổi
- 43 người trong khoảng 11 đến 15 tuổi
- 11 người từ 16 đến 18 tuổi
- chỉ có 3 người từ 19 đến 20 tuổi.


TUY NHIÊN, đừng vì những số liệu trên mà các bạn nản lòng trong việc học Toán. Hãy nhớ rằng, bản thân mỗi người đều tiềm ẩn nhiều điều kì diệu. Biết đâu bạn có thể là một thiên tài Toán học, Vật Lý tương lai, có thể sánh vai với nhưng Py-ta-go hay Euler vĩ đại. ĐỪNG từ bỏ và hãy cố gắng bồi đắp hơn nữa ý chí học tập để vượt qua những năm tháng ngồi ghế nhà trường với những thành công mỹ mãn bạn nhé !!
 

luongngochami

New Member
Thậ ra, số tiền 3 ông A, B, C trả không đều như nhau. Ông A phải trả 8 ngàn. B: 8ngàn, C: 9 ngàn. Khi ông D thối lại cho mỗi người 1 ngàn thì ta có tổng số tiền của 3 ông là: (8+1)+(8+1)+(9+1)=28 . cộng thêm hai ngàn mà ông D giữ ta có đủ 30 ngàn. Bài toán đc giải quyết. Có thể lập luận của em hok chặt mong anh chị sửa giúp
 

luongngochami

New Member
Thậ ra, số tiền 3 ông A, B, C trả không đều như nhau. Ông A phải trả 8 ngàn. B: 8ngàn, C: 9 ngàn. Khi ông D thối lại cho mỗi người 1 ngàn thì ta có tổng số tiền của 3 ông là: (8+1)+(8+1)+(9+1)=28 . cộng thêm hai ngàn mà ông D giữ ta có đủ 30 ngàn. Bài toán đc giải quyết. Có thể lập luận của em hok chặt mong anh chị sửa giúp
 

huynhnguyen

New Member
Hi

Vì sao cây không đổ trước gió bão?

15 năm trước, khi nghỉ hè tại vùng Landes, nhà vật lý Đức Claus Mattheck đứng phân vân trước một cây thông biển. Tuy bị gió tây quất ào ạt, cây thông nghiêng rạp đi nhưng vẫn không gãy.

"Xét theo logic, cây thông phải bị gãy hay bật rễ", ông nhủ thầm. Hiện tượng đó kích thích trí tò mò của nhà khoa học. Ông muốn biết tại sao cây cối có thể đứng vững trước bão tố.

Khi trở về Đức, Claus Mattheck quan tâm đến một vấn đề cơ học: ngưỡng chịu đựng, mà vượt qua đó một công trình kiến trúc có thể gãy đổ. Như thế, khi cần trục nâng một vật nặng, phần trên sẽ giãn dài ra trong khi phần dưới sẽ bẹp xuống. Kim loại chịu một đối lực mạnh mẽ.

Nếu áp lực và lực căng không được phân bố đồng đều trên toàn bộ, các điểm chịu nặng nhất cuối cùng sẽ bị biến dạng tạo ra những vết nứt, về lâu dài sẽ gây gãy đổ. Đến nay, các kỹ sư gia cố những thiết bị phải chịu đựng đối lực mạnh mẽ bằng cách tăng bề dày. Kết quả là bề dày của toàn bộ được quyết định bởi điểm yếu nhất. Vì thế thiết bị sẽ nặng hơn và đắt tiền hơn.

Claus Mattheck đã đo những điểm xung yếu của cây, chẳng hạn những chạc cây. Kế đó ông phân tích dữ liệu trên máy tính và nhận thấy khi đối diện với gió bão, thân và cành cây cũng phản ứng như phần trên của cần trục. Thế thì tại sao chúng không gãy?

Mattheck khám phá ra rằng thiên nhiên đã tìm được một giải pháp đơn giản: khi các đối lực gia tăng, cây sẽ tạo ra nhiều gỗ hơn ở chính điểm cần thiết. Khi có giông cực mạnh, áp lực và lực căng được phân bố đồng đều trên khắp bề mặt.

Phát hiện này đã giúp cải thiện những thành phần trong kiến trúc nhờ một phần mềm tạo mẫu. Phần mềm sẽ mô phỏng các áp lực mà thành phần phải chịu, sau đó nó làm dày những điểm xung yếu. Khi thành phần có thể chịu được lực căng tối đa, tức là nó đã có hình dạng hoàn hảo. Một người thường khó nhận ra được sự khác nhau, nhưng thành phần kiến trúc đó có thể tăng tuổi thọ gấp 100 lần.


@ Saphire : sorry em, do mạng nhà anh mới sửa xong, không có thời gian, anh sẽ post câu trả lời bài toán trên trong thời gian ngắn nhất.

huynhnguyen
 

huynhnguyen

New Member
Hi

Lời giải bài toán 1 đồng:
+ Ba người không mất đồng nào cả. Vì 27 đồn chi ra trong đó gồm 25 đồng trả chủ quán và 2 đồng cho ông D.
Tóm lại, số tiền 30 đồng gồm 25 đ trả bà chủ; 2 đ ông D giữ và 3 đ mà 3 ông kia dã nhận lại sau đó.

huynhnguyen

Click vào đây : THƯ GIÃN

PS: Rất tiếc Saphire giải bài sai rồi em ạ. Hãy suy nghĩ bài toán theo chiều hướng đơn giản trước đã rồi tự đặt những ĐK phức tạp sau.
 

huynhnguyen

New Member
hello ,

Nhóc KÀ XÈ nài hay nhỉ ? Chú em mới vô mà đố mấy câu làm anh đây nhức đầu - hoa mắt - chóng mặt.

: HỜ HỜ - nhưng mà cũng hay - những câu của nhóc khá hay - tài liệu của anh có đầy ra đấy mà trước giờ hông để ý. Cám ơn em.

NÈ - em có kiến thức gì về HÓA HỌC thì lập ra đi nha. BOx mình chỉ mới có Lý và Toán - đó là do sư huynh đây không giỏi môn hóa - có lập cũng không biết nói gì.

Thân chào em Kà Mí Kà Xé. ;;)

HUYNHNGUYEN
 
Top