KHTN - chuyên đề - BRAND NEW

huynhnguyen

New Member
Hi

Các bạn nghĩ rằng bầu trời có màu xanh là do phản chiếu màu nước biển ư ?

Hãy xem bài viết dưới đây nhé:

Ánh sáng phát ra từ mặt trời bao gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một sóng ánh sáng khác nhau.

Bầu khí quyển tác động tới mỗi màu ánh sáng xuyên qua khi sóng của nó chạm vào phân tử, các giọt nước nhỏ và những mẩu bụi.

Ánh sáng màu xanh dương có sóng ngắn nên các phân tử trong không khí phán tán đi nó đi xung quanh, làm cho bầu trời có màu xanh dương. Ánh sáng đỏ có sóng ánh sáng dài hơn, vì thế hoạt động mạnh hơn và không bị phân tán đi nhiều như thế.

Bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ là bởi vào buổi tối, ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển dày hơn để tới mắt người và chỉ có ánh sáng đỏ mới lọt qua được.

(theo tạp chí Life Science)

huynhnguyen
 

huynhnguyen

New Member
LƯU Ý ------ LƯU Ý

4/ Mẫu đăng kí cuộc thi[/b][/i][/u]

Họ và Tên: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày sinh:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Địa chỉ liên hệ:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Email:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Username sử dụng :------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Điện thoại liên lạc:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày sinh:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Địa chỉ trường lớp (hoặc nơi công tác)--------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thành tích cá nhân (nếu có):--------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*Chú ý: Nếu có điều kiện các bạn hãy gửi về cho Ban tổ chức một tấm ảnh cá nhân. Vấn đề này cũng khá quan trọng, vì sau này có thể Ban tổ chức cũng sẽ phải yêu cầu lại các bạn, để có thể xác minh được khi tiến hành trao giải.

Các bạn hoàn thành xong mẫu đăng kí, hãy gửi về hòm thư CLB: [email protected]rước ngày 20/07/2007.

5/ Ban tổ chức cuộc thi.

Chịu trách nhiệm tổ chức: Nguyễn Đăng Tùng – chủ tịch Câu lạc bộ Vật lý và Tuổi trẻ.

Hội đồng ra đề: Ban điều hành Câu lạc bộ Vật lý và Tuổi trẻ, với nhiều thành viên đã từng tham gia cuộc thi IPhO nhiều năm vừa qua, đồng thời sự đóng góp ủng hộ của Ban Biên tập Tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ, bác Phạm Văn Thiều, phó Tổng Biên tập, thầy Nguyễn Xuân Quang, giáo viên trường Hà Nội Amsterdam, anh Nguyễn Nhật Minh, công ty Vinaphone …

Cùng với sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến từ các bạn trong: CLB VLTT Lam Sơn, CLB khoa học Thái Bình, CLB VLTT Ninh Bình, các bạn sinh viên của trường ĐH KHTN, ĐH KHXH & NV Hà Nội và nhiều thành viên khác của Diễn đàn

Hội đồng chấm bài: Ban điều hành Câu lạc bộ Vật lý và Tuổi trẻ cùng các thành viên trong ban ra đề.

Giới hạn nội dung thi: Kiến thức Vật lý trong chương trình Trung học phổ thông (Gồm cả chương trình trong tài liệu giáo khoa chuyên, tương ứng với một phần kiến thức Vật lý đại cương).

6/ Thời gian tổ chức và tiến hành cuộc thi

Thời gian nhận đăng kí của các đội bắt đầu từ 01/07/2007, kết thúc vào 20h ngày 20/07/2007.

Vòng thi đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 22/07/2007 và vòng thi cuối cùng sẽ kết thúc vào ngày 26/08/2007. Cuộc thi sẽ được tiến hành trao giải vào tháng 9 năm 2007.

Tổ chức thời gian trong một vòng thi đấu:

- Mỗi vòng đấu sẽ diễn ra trong vòng một tuần. Thứ 2, Câu hỏi sẽ được đưa lên vào lúc 0h00. Các bạn thí sinh có thời gian đến 23h59’ thứ năm để làm bài tập. Kết quả và đáp án sẽ được ban tổ chức công bố vào 0h00 ngày thứ 7, và các bạn có 2 ngày cuối tuần để thắc mắc về đưa ra ý kiến về bài tập của mình. Đến 23h ngày Chủ Nhật, kết quả chính thức sẽ được công bố, và các bạn thí sinh giải đúng có thể xem đề của vòng đấu tiếp theo sau 1 giờ đồng hồ, tức là 0h00 thứ 2 của tuần kết tiếp.

7/ Giải thưởng dự kiến


* Giải thưởng dành cho khán giả đã được thông tin ở trên.

* Giải nhất: Danh hiệu vô địch cuộc thi Hướng tới IPhO 7 của tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ, tiền mặt, giấy chứng nhận, áo (mũ) kỉ niệm của Câu lạc bộ, 1 năm báo Vật lý & tuổi trẻ. Tổng giá trị giải thưởng 500.000VND

* Giải nhì: Giấy chứng nhận, sách phổ biến khoa học, áo (mũ) kỉ niệm của Câu lạc bộ, 1 năm báo Vật lý & tuổi trẻ. Tổng giá trị giải thưởng 200.000VND

* Giải ba: Giấy chứng nhận, áo (mũ) kỉ niệm của Câu lạc bộ, 1 năm báo Vật lý & tuổi trẻ. Tổng giá trị giải thưởng 100.000VND

* Phần thưởng cho bạn có lời giải hay nhất là một số tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ.

Đây chỉ là giải thưởng Ban tổ chức đặt ra dựa trên điều kiện hiện nay của CLB. BTC vẫn đang tiếp tục vận động nguồn tài trợ cho cuộc thi từ những doanh nhân, nhà khoa học hảo tâm và yêu thích Vật lý. Giải thưởng cụ thể và chính thức sẽ được Update liên tục.

*********

Hi vọng các bạn có được những giờ phút bổ ích và lí thú khi tham dự cuộc thi này với chúng tôi. Chúc tất cả các bạn may mắn

HUYNHNGUYEN (cập nhật 14/7/07)
 

huynhnguyen

New Member
Hi

Vào năm 2003, Việt Nam đã tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á - Seagames 22. Đại hội trở thành một kỷ niệm không thể nào quên với những người tham gia và cả những người hâm mộ. Đó là một dấu mốc trong sự phát triển của Thể thao Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta tổ chức một giải đấu có quy mô lớn đến vậy với toàn bộ 10 Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, kể cả quốc gia trẻ Đông Timor. Năm 2008, chúng ta sẽ lại tổ chức một giải đấu, nhưng số lượng Quốc gia tham dự không dưới 50, và không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, mà còn có sự góp mặt của các nước trên toàn thế giới. Đó là Kỳ thi Vật lý Quốc Tế IPhO 2008 Việt Nam.

Sau rất nhiều năm vận động, Việt Nam cuối cùng đã giành quyền đăng cai kỳ thi Vật lý Quốc Tế vào năm 2008. Với gần 100 Quốc gia tham gia vào kỳ thi năm 2006 tại Singapore, và dự kiến ở Việt Nam cũng không nhỏ hơn con số đó, đây là một trong những giải đấu có sự tham gia của nhiều Quốc gia nhất tại Việt Nam. Trong số các quốc gia tham dự, có những Quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực khoa học và giáo dục, như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp... Việc được chọn đăng cai kỳ thi chính là một sự công nhận của bạn bè Quốc tế về sự phát triển của Việt Nam.

Đó là sự thay đổi dưới con mắt của thế giới, còn đối với chính những người Việt Nam, cái nhìn về một khoa học sẽ thay đổi. Những ngày gần đây, báo chí liên tục đưa tin về sự phát triển kinh tế, đối ngoại của Việt Nam trên trường Quốc tế. Những phát triển trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật không được để ý thường xuyên, và thực tế cũng chưa có bước tiến nào đạt được tới tầm cỡ để có thể sánh với các hoạt động kinh tế. Nhưng với việc tổ chức cuộc thi IPhO, Giáo dục và khoa học Việt Nam sẽ có một vị thế khác. Đây là cơ hội để chúng ta nhìn thấy được khả năng về Khoa học của đất nước và để những nhà hoạch định chính sách có những phương án phát triển phù hợp, sao cho Khoa học Kỹ thuật cũng sẽ có những đột phá như trên lĩnh vực kinh tế.

Để giải đấu có một tầm cỡ như nó đáng phải có, sự quan tâm của tầng lớp nhân dân đóng vai trò to lớn. Khi kể đến sự thành công của Seagames 22, ta không thể không nhắc tới những sân vận động, nhà thi đấu chật kín người xem; không thể không nhắc tới một không khí hào hứng, sôi động lan tỏa trên bầu không khí. Với ASEM 5, không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Pháp cám ơn người dân Hà Nội về sự phiền phức mà hội nghi tạo ra. Đó cũng chính là sự cảm ơn cho những quan tâm của nhân dân tới hội nghị. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng qua hai ví dụ trên, có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của các tầng lớp nhân dân là vô cùng quan trọng. Với IPhO, cần phải có một sự quan tâm của học sinh, sinh viên cả nước, không chỉ những bạn học chuyên về Vật lý. Việc làm tình nguyện viên, hướng dẫn viên, tham gia các hoạt động ngoài lề của kỳ thi cũng là một cách ủng hộ to lớn cho cuộc thi. Với những bạn đang có tham vọng đại diện cho Việt Nam trong kỳ thi này, việc cố gắng học tập là một sự đóng góp rõ ràng nhất vào cuộc thi.

Hy vọng, cuộc thi Vật lý Quốc tế tại Việt Nam sẽ thu hút được sự quan tâm của các bạn học sinh sinh viên, cùng các tầng lớp nhân dân khác trên cả nước.

huynhnguyen (Theo P&Y CLUB)
 

huynhnguyen

New Member
HIỆN TƯỢNG NHIỆT

Giải đáp : Vì sao khi có gió, ta cảm thấy rét hơn.

Mọi người đều biết khi thời tiết yên tĩnh, chịu đựng với giá lạnh dễ hơn nhiều so với khi có gió thổi. Nhưng không phải ai cũng hình dung rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng này. Rét như cắt khi có gió thổi chỉ có sinh vật sống cảm thấy, còn nhiệt kế không hạ thấp hơn. Cảm giá rét đậm trong thời tiết giá lạnh có gió thổi được giải thích trước hết là mặt (và nói chung là toàn thân) bị tỏa nhiệt nhiều hơn so với trong thời tiết yên tĩnh, khi lớp không khí được thân thể làm ấm không bị không khí lạnh bên ngoài thay thế nhanh chóng. Gió thổi càng mạnh thì khối lượng không khí tiếp xúc với bề mặt của da trong nhiệt của thân thể càng lớn. Chỉ có một điều đó cũng đủ làm cho chúng ta cảm thấy lạnh rồi.

Nhưng hãy còn một nguyên nhân nữa. Da chúng ta luôn luôn bốc hơi, thậm chí cả khi trời lạnh, để bốc hơi cần phải có nhiệt độ; nhiệt tỏa từ thân thể chúng ta và từ lớp không khí tiếp giáp với nó. Nếu không khí bất động, sự bốc hơi sẽ rất chậm, bởi vì không khí tiếp giáp với da sẽ nhanh chóng tích được hơi nước (trong không khí bão hòa, hơi nước sẽ không xảy ra bốc hơi mạnh). Nhưng nếu như không khí chuyện động và trên mặt da luôn luôn có các phần không khí mới thì sự bốc hơi sẽ rất mạnh và điều đó đòi hỏi tiêu hao nhiệt lượng của thân thể chúng ta.

Vậy thì tác dụng làm lạnh của gió lớn đến như thế nào? Tác dụng này phụ thuộc vào vận tốc của gió và nhiệt độ của không khí; nói chung, tác dụng này lớn hơn nhiều chứ không như người ta vẫn thường nghĩ. Tôi xin dẫn chứng một ví dụ cho thấy rõ khái niệm về sự hạ thấp nhiệt độ thường xảy ra. Giả sử nhiệt độ không khí là 40C và không có gió. Ở các điều kiện như thế, da của thân thể chúng ta có nhiệt độ là 310Cnếu bây giờ có gió thổi phe phẩy ngọn cờ mà không lay động lá cây (vận tốc 2m/s) thì da sẽ lạnh đi 70C; khi gió làm phất phới ngọn cờ (vận tốc 6m/s) thì da lạnh đi 220C; như vậy là nhiệt độ của da hạ xuống còn 90C! Các số liệu này lấy ở cuốn sách của N.N.Kalitin “Nguyên lý của vật lý khí quyển ứng dụng trong Y học”; bạn đọc ham hiểu biết có thể tìm thấy trong đó nhiều chi tiết thú vị.

Như vậy, cảm giác giá lạnh như thế nào chúng ta không thể căn cứ vào nhiệt độ của không khí mà phải lưu ý đến vận tốc của gió nữa.

VD: Cũng cùng một nhiệt độ giá lạnh như nhau nhưng ở Maxcơva dễ chịu hơn nhiều, bởi vì vận tốc trung bình của gió ở bờ biển Bantich bằng 5 – 6 m/s, còn ở Maxcơva chỉ 4,5m/s. Ở vùng hồ Baican chịu đựng với giá lạnh còn dễ hơn nữa, vì ở đây vận tốc trung bình của gió chỉ có 1,3m/s. Giá lạnh có tiếng ở đông Xibêri không đến nỗi dữ dội như những người quen với gió lộng ở châu Âu thường nghĩ; miền đông Xibêri hầu như không có gió, đặc biệt là về mùa đông.

Qua bài này, mong các bạn sẽ có 1 khái niệm rõ ràng hơn về hiện tượng khá quen thuộc nhưng không mấy ai giải thích đúng này.

huynhnguyen
 

huynhnguyen

New Member
CÁCH NHẬN BIẾT THỰC PHẨM CHỨA FORMOL

Ấn nhẹ vào cá, nếu thấy mềm mại thì nhiều khả năng cá không chứa formol. Nên chọn loại hãy còn mùi đặc trưng của cá, tốt nhất là mua cá còn tươi.

Sau đây là một số cách khác để bạn giảm nguy cơ mua phải thực phẩm chứa formol:

Đối với đậu phụ: Chọn đậu phụ bề mặt trơn và cứng tự nhiên. Ở một số nước châu Á, người dân được khuyên nên ăn đậu phụ ở dạng nước, còn gọi là đậu phụ Nhật Bản.

Đối với mì sợi: Không nên chọn những loại có màu "bắt mắt" (mì sợi tại một số quốc gia châu Á thường được nhuộm màu). Nên rửa thực phẩm cẩn thận dưới vòi nước vì formaldehyde tan trong nước.


HI VỌNG trên đây sẽ là 1 chút kinh nghiệm cho các bạn nữ (cũng như NAM) khi phải đi chợ trong tình hình
thực phẩm có nhiều nguy cơ biến chất như hiện nay.

huynhnguyen
 

huynhnguyen

New Member
Mời các bạn tham quan blog mới của TÔI, chuyên đề Khoa học Tự Nhiên

BLOG VẬT LÝ VUI

Mục đích chính: giới thiệu những bài viết chuyên đề, sưu tập cũng như tự sáng tác về Khoa học Tự nhiên (đặc biệt về lĩnh vực Vật Lý và Toán học)

Mong nhiều bạn sẽ tham gia, đóng góp ý kiến.

huynhnguyen
 
Top